Vì sao đã nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu nhưng vẫn nên đăng ký quyền tác giả cho logo?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu và đăng ký quyền tác giả cho logo là 2 thủ tục đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng Bee Art tìm hiểu và phân biệt về 2 thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu và đăng ký quyền tác giả cho logo nhé!
Doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ thương hiệu hay đăng ký quyền tác giả?
Là một đối tượng sở hữu trí tuệ, logo của một thương hiệu có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Cụ thể, một logo có thể được bảo hộ dưới hai dạng là quyền tác giả và quyền bảo hộ thương hiệu. Vậy hai hình thức này khác nhau như thế nào? Và doanh nghiệp nên đăng ký loại nào?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? Tại sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký bảo hoojthuwowng hiệu thành công
Bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử dụng thương hiệu hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu có quyền đề nghị cơ quan chức năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng ký, đồng thời bên vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị trách nhiệm hình sự với hành vi xâm phạm.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc cần thiết và quan trọng để chủ sở hữu thương hiệu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ 3, qua đó giúp chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp doanh nghiệp tránh được các tình trạng bị đạo, làm nhái thương hiệu qua đó có thể xây dựng và phát triển thương hiệu lớn mạnh.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu từ A-Z năm 2024
Đăng ký quyền tác giả là gì? Tại sao cần đăng ký quyền tác giả?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ).
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thành công
Khi doanh nghiệp đăng ký quyền tác giả, doanh nghiệp có độc quyền pháp lý đối với tác phẩm của mình. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có quyền kiểm soát cách tác phẩm được sử dụng, phân phối, và sao chép. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để bảo đảm cho người sáng tạo tác phẩm chống lại các hành vi dùng trái phép tác phẩm: Sao chép, ăn cắp bản quyền,…. Để tạo thành một tác phẩm có giá trị cũng như sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí tuệ cũng như thời gian, công sức. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người bằng giá trị xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định mới nhất năm 2024
Vì sao đã nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu nhưng vẫn nên đăng ký quyền tác giả cho logo?
Đối với 1 logo, có 2 hình thức đăng ký bảo hộ mà chủ sở hữu có thể cân nhắc:
Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ
Đăng ký quyền tác giả tại cục bản quyền tác giả.
Đối với một thương hiệu mới thành lập, Bee Art khuyến khích doanh nghiệp đăng ký cả hai hình thức để có thể bảo vệ thương hiệu ở mức tốt nhất. Bởi lẽ mỗi hình thức đăng ký sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ thương hiệu và đăng ký quyền tác giả đồng thời
Ưu điểm và nhược điểm của đăng ký bảo hộ thương hiệu
Trong 2 hình thức đăng ký bảo hộ, Đăng ký bảo hộ thương hiệu là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ hơn và chặt chẽ nhất hiện nay. Ưu điểm của hình thức đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm
Phạm vi bảo hộ rất rộng: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của logo thương hiệu; chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn.
Thương hiệu sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: Tên thương mại của doanh nghiệp; tên miền; website hoặc những hành vi lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung ứng là có uy tín, đã đăng ký và được bảo hộ với Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là điều kiện bắt buộc khi triển khai hệ thống mã số mã vạch cho doanh nghiệp nếu muốn cung cấp sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng có những nhược điểm nếu so sánh với quyền tác giả, bao gồm:
Vì cơ chế bảo hộ chặt chẽ, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, sau đó thẩm định về nội dung nhãn hiệu trước khi quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận.
Thời gian xử lý đăng ký bảo hộ kéo dài từ 12 – 18 tháng (có thể thay đổi tùy theo tình hình thẩm định thực tế tại Cục SHTT). Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay, doanh nghiệp có thể mất đến 2 năm mới có thể nhận được văn băng đăngký bảo hộ thương hiệu
Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.
Ưu điểm và nhược điểm của đăng ký quyền tác giả
Ưu điểm của hình thức đăng ký quyền tác giả bao gồm:
Về bản chất quyền tác giả với tác phẩm phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện; thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận
Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe
Thời gian bảo hộ dài; đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình; thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
Nhược điểm của hình thức đăng ký quyền tác giả bao gồm:
Xuất phát từ cơ sở tự nguyện, cam kết của tác giả; hiện nay cũng chưa có hệ thống quản lý cũng như tra cứu độ trùng lặp của logo. Nhất là với trường hợp tác phẩm logo đó chưa được công bố. Việc đăng ký mang tính thủ tục ghi nhận quyền của tác giả, chủ sở hữu.
Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có bên thứ ba chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.
Được nhìn nhận dưới góc nhìn đối với tác phẩm; đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Như vậy, nội dung trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức nghĩa là một bên thứ ba cũng có thể sử dụng nội dung chữ trùng; với cách bố trí, phối màu khác thì không vi phạm và khi đăng ký cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Vậy doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ thương hiệu hay đăng ký quyền tác giả ?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu với quy trình thẩm định khắt khe, kỹ lưỡng thường là phương án được ưu tiên do có giá trị bảo hộ cao. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là phạm vi bảo hộ bị giới hạn trong nhóm hàng hóa/ dịch đăng ký và thời gian thẩm định kéo dài: 20 – 28 tháng.
Trong khi đó, đăng ký bản quyền tác giả có giá trị bảo hộ yếu hơn nhãn hiệu nhưng lại khắc phục được 1 số nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu, cụ thể: Thời gian thực hiện nhanh chóng 04 – 06 tuần làm việc Không giới hạn lĩnh vực bảo hộ .
Do vậy, mặc dù không phải yêu cầu bắt buộc, nhưng chủ sở hữu nên cân nhắc nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu đồng thời song song nộp đơn đăng ký quyền tác giả để phát huy thế mạnh cũng như khắc phục điểm yếu của mỗi hình thức, bảo vệ tốt nhất tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Đặc biệt, có Giấy chứng nhận quyền tác giả bảo vệ quyền lợi trong khoảng thời gian đợi Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay hôm nay tại Bee Art
Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình phát triển thương hiệu, Bee Art không chỉ có các dịch vụ thiết kế logo, thiết kể nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ thương hiệu. Bee Art đã giúp nhiều khách hàng đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu/nhãn hiệu với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu và quyền tác giả ngay hôm nay!
Nếu bạn đang có ý định xây dựng thương hiệu, liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn dịch vụ trọn gói từ thiết kế tới đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Bee Art nhé!
>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu logo: Bước cần thiết để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh
✆ Phone: 077.34567.18
✉ Email: info@beeart.vn
🌏 Web: www.beeart.vn
🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn
☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh