Rebranding là gì? Khi nào doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu? (Phần 2)
Ở bài viết trước Bee Art đã cùng các bạn tìm hiểu về các khái niệm về rebranding cũng như các vấn đề xoay quanh như khi nào doanh nghiệp cần rebranding. Chúng ta đã biết rằng tái định vị thương hiệu không chỉ đơn thuần là thay đổi logo hay bộ nhận diện thương hiệu mà còn là một chiến lược toàn diện giúp doanh nghiệp làm mới hoàn toàn hình ảnh, bắt kịp xu hướng của thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Đây là một quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự sáng tạo và khả năng thích ứng linh hoạt của người thực thi để thương hiệu không chỉ đơn thuần là “thay áo mới” mà còn phải đạt được mục tiêu cao nhất là chinh phục được khách hàng mục tiêu.
Để tiếp nối chuỗi bài viết, hôm nay Bee Art sẽ cùng bạn khám phá những bước quan trọng để triển khai một chiến lược tái định vị thương hiệu hiệu quả, bài bản và mang lại giá trị bền vững. Hãy cùng bắt đầu hành trình đổi mới này!
Chiến lược rebranding hiệu quả
Tái định vị thương hiệu không phải là một quyết định nhất thời mà là một chiến lược quan trọng, có thể định hình lại cách khách hàng nhìn nhận và tương tác với doanh nghiệp. Một chiến lược rebranding thành công không chỉ giúp thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn mà còn tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ với khách hàng, tăng cường lợi thế cạnh tranh và mở ra những cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần bắt đầu với một nền tảng vững chắc: Xác định rõ mục tiêu và lý do rebranding.
Xác định mục tiêu và lý do rebranding – Tại sao doanh nghiệp cần thay đổi?
Trước khi tiến hành bất kỳ sự thay đổi nào, doanh nghiệp cần trả lời một loạt câu hỏi quan trọng để đảm bảo hướng đi của rebranding thực sự phù hợp và mang lại giá trị dài hạn.
Mục đích rebranding là gì?
Mỗi thương hiệu đều mang trong mình một câu chuyện riêng, và quyết định tái định vị chưa bao giờ là ngẫu nhiên. Đó có thể là khi hình ảnh thương hiệu dần trở nên cũ kỹ, không còn đủ sức hấp dẫn hoặc không còn phản ánh trọn vẹn giá trị cốt lõi. Đó cũng có thể là lúc doanh nghiệp mở rộng sang một phân khúc khách hàng mới, tiến vào một thị trường xa lạ và cần một diện mạo phù hợp để nhanh chóng thích nghi. Với những thương hiệu từng trải qua khủng hoảng truyền thông, tái định vị là cơ hội để khôi phục danh tiếng, lấy lại niềm tin nơi khách hàng. Trong một thị trường đầy rẫy những đối thủ na ná nhau, việc định hình một bản sắc độc đáo chính là chìa khóa để thương hiệu trở nên nổi bật và đáng nhớ hơn. Đặc biệt, khi hai doanh nghiệp hợp nhất, việc tái định vị không chỉ giúp dung hòa hai bản sắc, mà còn mở ra một chương mới đầy hứa hẹn. Dù xuất phát từ lý do nào, một chiến lược tái định vị hiệu quả luôn cần được định hướng rõ ràng, tránh những thay đổi nửa vời, đảm bảo thương hiệu không chỉ thay đổi bề ngoài mà còn vững vàng hơn trên hành trình phát triển dài hạn.
Khách hàng mong muốn nhận diện thương hiệu mới như thế nào?
Tái định vị thương hiệu không chỉ là một sự thay đổi từ bên trong, mà còn là sự chuyển mình để đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đặt ra những câu hỏi quan trọng: Khách hàng mong muốn một thương hiệu trẻ trung, năng động hay chững chạc, đáng tin cậy? Họ kỳ vọng hình ảnh, màu sắc và ngôn ngữ của thương hiệu sẽ truyền tải thông điệp như thế nào? Và quan trọng nhất, họ có cảm thấy kết nối sâu sắc hơn với diện mạo mới hay không? Một cuộc khảo sát khách hàng hoặc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu mong muốn thực sự của khách hàng, từ đó định hình một thương hiệu nhất quán, cuốn hút và đủ sức chinh phục lòng tin của cả khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp mong muốn đạt kết quả gì sau rebranding?
Không phải mọi cuộc tái định vị đều mang lại thành công ngay lập tức, nhưng mỗi quyết định thay đổi đều cần được định hướng bởi những mục tiêu rõ ràng để đo lường hiệu quả. Doanh nghiệp có thể kỳ vọng nhiều kết quả tích cực từ quá trình này, chẳng hạn như mở rộng mức độ nhận diện trong một phân khúc khách hàng mới, thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc gia tăng doanh thu từ một nhóm sản phẩm/dịch vụ chiến lược. Một thương hiệu được tái định vị thành công còn giúp nâng tầm giá trị trong mắt khách hàng và đối tác, đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại, khiến họ cảm thấy gắn bó hơn. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp từng gặp phải vấn đề về danh tiếng, tái định vị có thể trở thành công cụ quan trọng để thay đổi nhận thức của công chúng và khôi phục niềm tin. Khi mục tiêu được xác định rõ ràng ngay từ đầu, quá trình rebranding sẽ không chỉ dừng lại ở sự thay đổi bề ngoài mà còn tạo ra những bước tiến vững chắc, giúp thương hiệu phát triển bền vững và chinh phục thị trường một cách có chiến lược.
Nghiên cứu thị trường - Chìa khóa để rebranding thành công
Một chiến lược rebranding chỉ thực sự hiệu quả khi dựa trên sự thấu hiểu thị trường và khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp chỉ thay đổi một cách cảm tính, không có cơ sở vững chắc từ dữ liệu và nghiên cứu, rất có thể thương hiệu mới sẽ không phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc đi chệch với xu thế thị trường.
Nếu không nghiên cứu thị trường trước khi rebranding thì doanh nghiệp đã cầm chắc 99% thất bại
Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm đắt giá khi tái định vị, đồng thời đảm bảo thương hiệu mới không chỉ đẹp mà còn thực sự có giá trị và tác động mạnh mẽ đến khách hàng. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành nghiên cứu thị trường.
Đối tượng khách hàng mục tiêu có thay đổi nhu cầu hay không?
Trải qua thời gian, nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng chắc chắn sẽ có sự thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ và hành vi mua sắm ngày càng đa dạng. Để trả lời được câu hỏi lớn này thì doanh nghiệp cần đi tìm lời giải cho tửng câu hỏi nhỏ hơn bao gồm:
Khách hàng hiện tại có còn phù hợp với thương hiệu không?
Ví dụ, một thương hiệu chuyên phục vụ khách hàng trung niên nhưng đang muốn mở rộng sang thế hệ trẻ (Gen Z, Millennials) thì cần xem xét họ mong đợi điều gì từ thương hiệu mới – phong cách trẻ trung hơn, công nghệ số hóa hay những giá trị khác biệt nào?
Sự sụp đổ của Kodak do một mực bảo thủ với thị trường máy ảnh phim là một bài học đắt giá về việc cần phải rebranding đúng thời điểm
Mức độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng ra sao?
Liệu khách hàng có đang nhầm lẫn thương hiệu của bạn với đối thủ? Họ có cảm thấy thương hiệu vẫn đáng tin cậy và phù hợp với họ không? Một cuộc khảo sát, nghiên cứu hoặc phỏng vấn khách hàng hiện tại có thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu thực sự của họ.
Xác định phong cách, màu sắc cho logo và bộ nhận diện cho thương hiệu mới của mình
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu không chỉ đơn thuần dựa vào sở thích cá nhân mà còn phải phù hợp với xu hướng thẩm mỹ và thị hiếu của thị trường. Do đó doanh nghiệp cần phải trả lời một số câu hỏi quan trọng để xác định chính xác phong cách phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Phong cách thiết kế nào đang lên ngôi?
Hiện nay xu hướng thiết kế thương hiệu đang chuyển dần từ phức tạp, cầu kỳ sang tối giản, tinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo sự ấn tượng. Nhìn ra thế giới chúng ta có thể nhận ra ngay xu hướng này khi hàng loạt các thương hiệu lớn như McDonald's, Starbucks, Pepsi đã liên tục điều chỉnh logo theo hướng đơn giản hơn, dễ nhận diện trên cả nền tảng số lẫn thực tế.
Có thể thấy phong cách thiết kế tối giản hóa đang là xu thế chung trên toàn cầu
Màu sắc nào đang chiếm lĩnh thị trường?
Các màu sắc thể hiện sự thân thiện, năng động, hiện đại thường được ưa chuộng hơn, đặc biệt là những tông màu pastel hoặc gradient sáng tạo. Tuy nhiên việc lựa chọn màu sắc cần phù hợp với ngành hàng và giá trị cốt lõi của thương hiệu, tránh chạy theo xu hướng mà đành mất bản sắc.
Tạo nhận diện thương hiệu mới - bước đột phá trong hành trình rebranding.
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu và lý do rebranding, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mới để phản ánh rõ ràng những thay đổi này. Việc làm mới thương hiệu không chỉ đơn thuần là thay đổi logo hay màu sắc mà còn là một sự chuyển mình toàn diện, giúp thương hiệu truyền tải một câu chuyện rõ ràng, tạo kết nối cảm xúc với khách hàng và thiết lập vị thế vững chắc trên thị trường.
Dưới đây là ba yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, nhất quán và hiệu quả.
Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu mới
Logo và bộ nhận diện thương hiệu không đơn thuần chỉ là yếu tố thị giác, mà còn là linh hồn, là bản sắc giúp thương hiệu ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Một bộ nhận diện tốt không chỉ đẹp mà còn phải truyền tải chính xác giá trị cốt lõi, cá tính thương hiệu và phù hợp với thị trường mục tiêu. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố quan trọng sau:
Logo – Nét chấm phá đầu tiên và mạnh mẽ nhất của thương hiệu
Một logo ấn tượng không cần phải quá cầu kỳ, nhưng nhất định phải dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và có khả năng ứng dụng linh hoạt trên mọi nền tảng – từ bao bì sản phẩm, website đến các kênh truyền thông xã hội.
Hiện nay, xu hướng thiết kế logo đang nghiêng về sự tối giản và tinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố đặc sắc và có chiều sâu. Nhiều thương hiệu lớn như Burger King, Starbucks hay MasterCard đã thực hiện chiến lược làm mới logo theo hướng tối giản hóa, giúp tăng khả năng nhận diện và nâng cao tính ứng dụng trên đa dạng nền tảng.
Bên cạnh đó, một logo hiệu quả cần được thiết kế để có thể sử dụng linh hoạt trên cả nền tảng kỹ thuật số lẫn in ấn, đồng thời giữ được sự nhất quán trong mọi định dạng. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp thương hiệu xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, đồng nhất và bền vững trong lòng khách hàng.
Bảng màu và font chữ – Chìa khóa tạo nên bản sắc thương hiệu
Màu sắc và font chữ không chỉ đơn thuần mang tính thẩm mỹ mà còn là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này sẽ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp rõ ràng, tạo dấu ấn riêng và khơi gợi cảm xúc phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Màu sắc – Ngôn ngữ không lời của thương hiệu
Mỗi gam màu đều mang trong mình một ý nghĩa và ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người nhìn. Chẳng hạn, màu xanh gợi lên sự tin cậy, chuyên nghiệp, thường được các thương hiệu tài chính, công nghệ ưa chuộng. Màu đỏ tượng trưng cho năng lượng và đam mê, kích thích cảm xúc mạnh mẽ, rất phù hợp với ngành ẩm thực hoặc giải trí. Trong khi đó, màu vàng lại mang đến cảm giác lạc quan, sáng tạo và đầy năng lượng. Lựa chọn bảng màu phù hợp không chỉ giúp thương hiệu trở nên nhất quán mà còn tạo nên sự kết nối sâu sắc với khách hàng.
Font chữ – Dấu ấn phong cách thương hiệu
Không chỉ có nhiệm vụ truyền tải thông tin, font chữ còn góp phần thể hiện tính cách thương hiệu. Một thương hiệu cao cấp thường ưu tiên những font chữ thanh lịch, tinh tế, thể hiện sự tối giản và sang trọng. Trong khi đó, các thương hiệu trẻ trung, năng động có thể chọn font chữ mạnh mẽ, cá tính, tạo cảm giác phóng khoáng và sáng tạo. Sự lựa chọn đúng đắn về font chữ sẽ giúp thương hiệu thể hiện được bản sắc riêng, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp và nhất quán trong mọi tài liệu truyền thông.
Khi được kết hợp hài hòa, bảng màu và font chữ không chỉ giúp thương hiệu nổi bật hơn mà còn tạo nên một bản sắc độc đáo, dễ nhận diện và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng.
Những thương hiệu đã “lột xác” nhờ rebranding
Rebranding không đơn thuần chỉ là thay đổi logo hay màu sắc thương hiệu, mà đó là một cuộc cách mạng toàn diện để một doanh nghiệp có thể thích nghi với thời cuộc, chinh phục thế hệ khách hàng mới và đôi khi, thậm chí là vực dậy từ bờ vực khủng hoảng. Lịch sử kinh doanh đã chứng kiến nhiều thương hiệu thành công vang dội sau khi tái định vị hình ảnh – và dưới đây là những cái tên tiêu biểu nhất.
Apple: Từ nguy cơ phá sản đến biểu tượng công nghệ
Vào những năm 1990, Apple đối mặt với khủng hoảng trầm trọng: doanh số sụt giảm, sản phẩm thiếu sức hút và công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản. Khi Steve Jobs trở lại vào năm 1997. ông đã thực hiện một cuộc cải tổ mạnh mẽ - và một trong những bước đi quan trọng nhất chính là rebranding.
Bước đầu tiên trong hành trình tái định vị lịch sử này đến từ việc Apple đã thay đổi logo từ hình ảnh quả táo có nhiều màu sắc (Rainbow Apple) sang thiết kế quả táo cắn dở đơn sắc đầy tinh tế, hiện đại, thể hiện đúng tinh thần tối giản và cao cấp của thương hiệu. Không chỉ vậy Apple cũng lột xác trong thiết kế sản phẩm, tập trung vào sự sang trọng, tinh gọn và thân thiện với người dùng. Từ iMac, iPod, iPhone cho đến MacBook, tất cả đều mang một phong cách thiết kế đặc trưng, giúp Apple trở thành thương hiệu công nghệ dẫn đầu thế giới.
Starbucks: Khi logo trở thành biểu tượng toàn cầu
Starbucks từng sở hữu một logo khá phức tạp với hình ảnh nàng tiên cá hai đuôi đi kèm dòng chữ Starbucks Coffee. Tuy nhiên khi thương hiệu này mở rộng ra thị trường toàn cầu, họ nhận ra rằng cái tên Starbucks Coffee có thể trở thành một rào cản, vì công ty không chỉ bán cà phê mà còn cung cấp nhiều loại đồ uống và sản phẩm khác.
Năm 2011, Starbucks đã quyết định loại bỏ hoàn toàn phần chữ trong logo, chỉ giữ lại hình ảnh nàng tiên cá hai đuôi - biểu tượng đã quá quen thuộc với khách hàng trên toàn thế giới. Đây là bước đi táo bạo nhưng cực kỳ hiệu quả, giúp thương hiệu trở nên tinh gọn, mang tính nhận diện mạnh mẽ hơn và không bị giới hạn bởi ngôn ngữ.
Bài học từ Starbucks: Một logo tốt có thể tự nói lên thương hiệu mà không cần đến tên gọi. Khi thương hiệu đủ mạnh, sự tối giản chính là vũ khí lợi hại.
McDonald's: Thay đổi hình ảnh để thích nghi với thời đại
McDonald’s từng bị gắn liền với hình ảnh đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe, dẫn đến việc thương hiệu này bị nhiều khách hàng - đặc biệt là giới trẻ và những người quan tâm đến dinh dưỡng quay lưng. Để cải thiện hình ảnh, McDonald’s đã thực hiện một chiến lược rebranding toàn diện.
Thực đơn lành mạnh hơn: Bổ sung các lựa chọn tốt cho sức khỏe như salad, nước ép trái cây, và các món ăn ít dầu mỡ.
Thiết kế lại không gian: Các cửa hàng được nâng cấp với nội thất hiện đại, không gian thân thiện hơn thay vì phong cách “fast food” truyền thống.
Thay đổi nhận diện thương hiệu: Màu sắc thương hiệu có sự điều chỉnh, sử dụng tông màu xanh lá cây nhiều hơn để thể hiện sự tươi mới, thiên nhiên và thân thiện với sức khỏe.
Những bước đi này không chỉ giúp McDonald’s lấy lại hình ảnh trong mắt khách hàng mà còn mở rộng đối tượng tiêu dùng, thu hút thêm nhiều phân khúc khách hàng mới.
Kết luận
Qua hai bài phân tích chi tiết của từ Bee Art, chúng ta đã thấy được rằng tái định vị thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc “thay áo mới” mà còn là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng. Nhìn vào những thương hiệu lớn như Apple, Starbucks, McDonald’s chúng ta có thể thấy rằng một chiến lược rebranding hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc đổi logo hay màu sắc, mà còn phải gắn liền với sự cải tiến trong sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.
Với sự phát triển không ngừng của thị trường, mỗi doanh nghiệp đều cần lắng nghe khách hàng, phân tích xu hướng và có chiến lược rõ ràng trước khi quyết định tái định vị thương hiệu. Một thương hiệu thành công là thương hiệu không ngại đổi mới nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi của mình.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang đứng trước câu hỏi lớn: “Có nên rebranding hay không?” thì hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng và lên kế hoạch bài bản. Và nếu cần một đội ngũ chuyên nghiệp đồng hành trong quá trình này, Bee Art luôn sẵn sàng giúp bạn tạo nên một thương hiệu vững mạnh, khác biệt và đầy cảm hứng.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị thiết kế chất lượng cao, liên hệ với Bee Art ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế bao bì sản phẩm
>>> Xem thêm: 9 ý tưởng thiết kế bao bì nước hoa tinh tế, sang trọng, đẳng cấp
>>> Xem thêm: 8 ý tưởng thiết kế bao bì không bao giờ lỗi thời
>>> Xem thêm: 10 quy tắc thiết kế bao bì thu hút người tiêu dùng
Liên hệ với Bee Art ngay hôm nay để được tư vấn thiết kế bao bì sản phẩm ấn tượng và thu hút!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline/ Zalo: 077 34567 18
Email: info@beeart.vn
Website: www.beeart.vn
Add 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Add 2: 66 đường 40, Tân Quy Đông, Tân Phong, Quận 7, TP.HCM