Blog

7 cách đặt tên thương hiệu giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật

18/07/2022

Trong kinh doanh, chìa khoá đạt đến thành công là sở hữu một thương hiệu phát triển bền vững. Bước đầu tiên để kiến tạo một thương hiệu chính là đặt tên thương hiệu sao cho thật thu hút. Tuy nhiên, làm thế nào để đặt tên thương hiệu thu hút và ấn tượng thì quả thực là một bài toán khó đối với không ít người. Làm thế nào để đặt tên thương hiệu hay? Bee Art đã tổng hợp 7 cách đặt tên thương hiệu dưới đây chắc chắn sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật.


Tên thương hiệu là yếu tố cực kì quan trọng đối với sự phát triển của một thương hiệu. Giống như mỗi con người lại có một cái tên khác nhau để có thể phân biệt mỗi người thì thương hiệu cũng giống như vậy.  Bởi tên thương hiệu tạo nên sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo nên sự khác biệt giúp khách hàng phân biệt và nhận biết từng thương hiệu. 

Vai trò của việc đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu được coi như tài sản vô giá của một thương hiệu. Tên thương hiệu giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn cũng như sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu bạn trên thị trường. Khách hàng sẽ nhận diện và phân biệt được các thương hiệu cùng một ngành hàng, từ đó gia tăng sự cạnh tranh với các đối thủ. Ngoài việc giúp thương hiệu của bạn tạo ra một sự khác biệt với các thương hiệu cạnh tranh, việc đặt ra một tên thương hiệu riêng đôin khi còn giúp các chủ doanh nghiệp tránh được các kiện cáo liên quán đến pháp luật. 

Đặt tên thương hiệu thật ấn tượng không chỉ giúp gia tăng độ nhận diện mà còn giúp khách hàng có những cảm xúc tích cực về thương hiệu của bạn. Một tên thương hiệu hay cũng sẽ công ty dễ dàng thu hút nguồn nhân lực mới, tạo cảm hứng và sáng tạo cho đội ngũ truyền thông và marketing, từ đó gia tăng thêm độ nhận diện của thương hiệu với công chúng. 

1.png

7 cách đặt tên thương hiệu nổi bật, thu hút

Những điều cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Không nói đến các quy chuẩn trong việc đặt tên song dưới đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý khi đặt tên cho thương hiệu của bạn:

  • Tên thương hiệu phải là độc nhất: Hai thương hiệu có tên giống nhau hay chỉ na ná nhau về cách đọc cũng đều có thể gây nhẫm lẫn cho khách hàng. Vì vậy dù thương hiệu của bạn lớn hay nhỏ, kinh doanh mặt hàng nào cũng cần lưu ý đến việc đặt tên thương hiệu như thế nào để không bị trùng lặp với các thương hiệu đã có trước. Tên thương hiệu của bạn phải thực khác biệt, phải là duy nhất và không bị trùng lặp. 

  • Tên thương hiệu cần phải dễ gây thiện cảm với khách hàng: Để gây được thiện cảm, tên thương hiệu cần phải dễ đọc, dễ nhớ đồng thời sẽ có cách phát âm giống nhau ở bất kì mtột quốc gia nào. Còn thương hiệu khá dài dòng, khó đọc, khó phát âm thì dù hay đến mấy cũng sẽ dễ dàng bị khách hàng lướt qua. Điều đầu tiên mà một tên thương hiệu cần đáp ứng chính là hai yếu tố dễ đọc, dễ nhớ e

  • Tên thương hiệu phải hợp với thương hiệu : Thương hiệu của bạn kinh doanh mặt hàng nào? Đối tượng khách hàng là ai? Từ những yếu tố này, bạn có thể xác định được những yếu tố cần thiết để xác định tên thương hiệu. Ví dụ như ngôn ngữ bạn sử dụng trong tiên là Tiếng Anh hay Tiếng Việt. Ví dụ như đối tượng khách hàng trẻ, những cái tên tiếng Anh sẽ phù hợp và bắt tai hơn những tên tiếng Việt. Nhưng với những khách hàng lớn tuổi hơn hoặc bạn kinh doanh những mặt hàng chú trọng vào các yếu tố truyền thống thì tiếng Việt chắc chắn là một sự lựa chọn đúng đắn. Vì vậy tên thương hiệu cần phải phù hợp với thương hiệu.

Bạn đã nắm vững được những điều cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu hay chưa? Nếu vẫn chưa nghĩ ra được một cái tên thật ấn tượng cho thương hiệu của mình, hãy tham khảo 7 cách đặt tên thương hiệu giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn cùng Bee Art nhé!

1.Đặt tên thương hiệu bằng từ có sẵn

Đây là một trong những cách đặt tên cực kì quen thuộc đối với các thương hiệu nước ngoài. Một trong số những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới sử dụng cách đặt tên này chính là Apple - công ty công nghệ lừng danh với Iphone, Ipad và hàng loạt các sản phẩm điện tử khác đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Hay một trong những nhãn hàng tiêu dùng rất được người Việt Nam ưa chuộng, Dove cũng sử dụng cách đặt tên này. 

Nhưng dù là Dove hay Apple thì đây cũng đều là những từ có sẵn trong Tiếng Anh. Trên thực tế, cách đặt tên này rất dễ tạo ra sự trùng lặp, khó gợi ra sự liên tưởng tới ngành hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu. 

Vì vậy, nếu đặt tên thương hiệu bằng các từ có sẵn, bạn cần cân nhắc đến vấn đề liệu tên gọi này có trùng lặp với các thương hiệu đi trước hay không, có câu chuyện truyền thông nào ẩn đăng sau tên thương hiệu này hay không. 

Một vài mẹo khi sử dụng cách đặt tên này có thể dễ dàng được vận dụng để tránh việc đặt tên thương hiệu trùng lặp như sử dụng các ngôn ngữ khác không qua phổ biến như Tiếng Ý, Tiếng Pháp hoặc lựa chọn một từ có ý nghĩa sau đó giản lược hoặc phiên âm lại từ đó. Lựa chọn một tính từ chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong việc đặt tên thương hiệu với cách này. Tuy nhiên, một danh từ sẽ dễ dàng để lại ấn tượng với khách hàng hơn. Hãy cân nhắc tới các yếu tố này trước khi quyết định tên cho thương hiệu của bạn nhé!

2.jpg

Thương hiệu Apple đặt tên thương hiệu từ một từ có sẵn

2. Từ viết tắt

Đây cũng là một cách đặt tên thương hiệu thường được sử dụng. Đa phần các thương hiệu dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu là bắt nguồn từ các chữ cái đầu tiên hoặc tên đầy đủ của thương hiệu đó. 

Một vài ví dụ thường thấy của cách đặt tên này thường là Vinaphone, Vinamilk, Viettel, Biti’s,... đều là những thương hiệu sử dụng cách đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt. Một cách sử dụng từ viết tắt khác chính là sử dụng các chữ cái đầu tiên trong tên như KFC (Kentucky Fried Chicken) hay IBM (International Business Machines)

2.png


Thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC (Kentucky Fried Chicken)

3. Sử dụng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu

Việc dùng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu có lẽ không phải mới mẻ gì. Dạo quanh đường phố Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp những biển hiệu đề tên cá nhân nhưng lại được tên cho thương hiệu. Đối với các thương hiệu nổi tiếng, việc đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân sẽ dễ dàng khẳng định tính cá nhân và tính độc quyền cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Chính vì vậy, cách đặt tên này được các brand thời trang hết sức ưa chuộng. Một vài thương hiệu sử dụng cách đặt tên này có thể kể đến như Versace đặt theo tên của nhà thiết kế nổi tiếng Giorvanni Versace hay The Walt Disney Company được đặt theo tên của Walt Disney. 

4.png

Thương hiệu The Walt Disney Company gắn bó với tuổi thơ

Tuy nhiên, cũng vì cách đặt tên này không còn xa lạ đối với khách hàng, vì vậy cách đặt tên này khó mà gây được sự độc đáo vá ấn tượng. Vì vậy bạn cần phải biến tấu tên cá nhân của bạn sao cho thật mới mẻ và độc đáo.

4. Đặt tên theo các địa danh, địa chỉ

Có những sản phẩm mà chỉ cần đọc tên người ta sẽ nghĩ ngay tới những địa danh nổi tiếng như Bánh đậu xanh Hải Dương, Lụa Hà Đông hay Gốm Bát Tràng. Đây chính là một trong những cách đặt tên thương hiệu kinh điển nhất. 

Thường với kiểu đặt tên này, người ta sẽ lấy luôn địa điểm sinh sống để đặt tên cho thương hiệu, thường là tên thành phố, tên làng xã. Tuy nhiên, kiểu đặt tên này thường không đăng kí được bảo hộ thương hiệu hoặc chỉ đăng kí được một phần vì không có tính độc đáo và riêng biệt. 

5. Đặt tên theo đặc tính của sản phẩm

Nếu sản phẩm của bạn có một đặc tính riêng biệt, tạo thành điểm nhấn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, bạn có thể lấy luôn điều này để đặt tên cho thương hiệu của bạn. Một trong những thương hiệu thành công sử dụng cách đặt tên này là dòng nước uống Trà Xanh Không Độ hay Tiệm Bánh Cối Xay Gió nổi tiếng. Miễn là điểm riêng biệt tạo nên nét riêng cho thương hiệu của bạn thì chắc chắn sẽ thu hút và khiến khách hàng tò mò.

5.png

Thương hiệu nước uống Trà Xanh Không Độ

Đặt tên theo đặc tính sản phẩm là cách trực tiếp nhất để nói với khách hàng sản phẩm của bạn có điểm gì ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, cách đặt tên này yêu cầu sự khéo léo về mặt ngôn từ nếu không sẽ dễ dàng trở nên thô kệch, không nổi bật, khó tiếp cận được người tiêu dùng. 

6. Đặt tên bằng cách kết hợp từ 

Tương tự với cách đặt tên bằng những từ có sẵn, nhưng cách này sáng tạo hơn bằng cách kết hợp các từ đã có sẵn lại để tạo thành một cái tên thú vị, vừa thể hiện đặc tính sản phẩm, lại vừa dễ đọc, dễ nhớ. 


Một trong những thương hiệu áp dụng cách đặt tên này là Microsoft PowerPoint. Với hai từ ghép Power và Point. Power là sức mạnh còn Point có nghĩa là điểm. Vậy ta có thể hiểu đơn giản, Power Point là một công cụ giúp ta mô tả và chỉ ra những điểm mạnh, điểm chính của vấn đề. 

7. Tên thương hiệu là một từ hoàn toàn mới 

Đã bao giờ, bạn bắt gặp một thương hiệu mà khi đọc tên của thương hiệu đó, bạn thấy đó hoàn toàn là những chữ cái lạ lẫm và không thể giải nghĩa được cái tên đó hay chưa? 

Ví dụ như thương hiệu đồ chơi nổi tiếng LEGO hay hãng phim ảnh Kodak. Bạn hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa ẩn sau những cái tên này. Thực chất, LEGO mang ý nghĩa là chơi rất tốt, là từ ghép của cụm từ “Leg Godt” trong tiếng Đan Mạch. 

6.png

Thương hiệu đồ chơi LEGO và cách đặt tên đầy ấn tượng

Sáng tạo ra một từ hoàn toàn mới từ những từ đã có từ trước sẽ khiến thương hiệu của bạn nghe thật hay ho và mới lạ trong mắt khách hàng. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc đến liệu việc sử dụng một từ hoàn toàn mới có thể gây khó khăn trong công tác truyền thông về sau này hay không. 


>>> Xem thêm: Dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại Bee Art

 >>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu trong xây dựng thương hiệu

>>> Xem thêm: 6 mẹo đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2023


Đặt tên thương hiệu quả thực không hề dễ dàng. Hy vọng với 7 cách đặt tên thương hiệu mà Bee Art đã chia sẻ bên trên, bạn sẽ có được một cái tên thật độc đáo và ý nghĩa. Nếu bạn chưa biết đặt tên thương hiệu như thế nào, liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn về dịch vụ Đặt tên thương hiệu của Bee Art nhé!

✆ Phone: 077.34567.18

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 71 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, Hồ Chí Minh