5 cách đặt tên thương hiệu hay và dễ nhớ
Là một doanh nghiệp còn mới, bạn sẽ cần sở hữu tên thương hiệu dễ nhớ để thu hút mọi sự chú ý của người nghe và ghim vào tâm trí họ.
Tên thương hiệu dễ nhớ có đặc điểm gì
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đặt tên thương hiệu dễ nhớ và phù hợp với doanh nghiệp mới của bạn bằng cách suy nghĩ và bảo đảm rằng cái tên bạn chọn có đủ các đặc điểm sau:
Độc quyền
Bền vững
Gần gũi
Khả dụng (trong nhiều ứng dựng khác nhau)
Đáng tin
Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các đặc điểm này và 5 mẹo để dễ dàng vượt qua công đoạn đặt tên thương hiệu, bao gồm cả cách khám phá keyword, sáng tạo vượt mọi biên giới và hơn thế nữa.
1. Tên thương hiệu dễ nhớ cần độc quyền
Tạo ra một cái tên thương hiệu độc quyền có thể khá khó khăn và đáng sợ, nhưng đây là điều cần thiết khi bạn muốn đặt tên thương hiệu – đừng sợ phải trở nên nổi bật giữa đám đông! Có hàng đống ứng dụng có tên thương hiệu là Tinder, Grindr, Flickr và Tumblr, nên hãy chấp nhận ứng dụng về Game of Thrones theo chủ đề gia đình Stark tên Wintr của bạn sẽ bị cho là đặt bừa mấy chữ cái vào với nhau mà thành.
Là một doanh nghiệp còn mới mẻ, tên thương hiệu của bạn cần khiến người ta ngẩng lên và chú ý tới bạn thay vì ngó ngang ngó dọc rồi quên mất sự tồn tại của bạn. Để có thể tạo ra một loạt các lựa chọn khác nhau, đừng quá chú ý tiểu tiết trong quá trình động não – chúng ta cần trôi theo dòng ý tưởng và tưởng tượng của mình.
Khám phá các từ khóa. Twinword có một công cụ tìm từ khóa miễn phí vô cùng tuyệt vời có thể giúp bạn khơi nguồn cảm hứng cho tên doanh nghiệp của mình. Nếu bạn nhập từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn vào ô tìm kiếm, họ sẽ cung cấp cho bạn danh sách tất cả các từ khác liên quan đến từ bạn nhập. Bùng cháy lên nào!
Tham khảo trong sách. Sử dụng hẳn bản cứng của tư điển để tì cảm hứng, hoặc thậm chí hãy thử khám phá từ một trong những cuốn tiểu thuyết yêu thích của bạn. Lật từng trang một và viết ra các từ phù hợp với bạn, ngay cả khi chúng không trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
Quẩy lên. Muốn độc đáo? Bạn có thể chơi chữ. Hãy xem các ví dụ về một số công ty sở hữu tên doanh nghiệp vô cùng thông minh và động não cho doanh nghiệp của chính bạn. Đây chính là vạch xuất phát tuyệt vời cho các ý tưởng lơn! Ví dụ: Melon Cauli (cửa hàng rau quả), Sole Man (sửa giày), Spoon Me (nhãn hiệu sữa chua đông lạnh) và Sensibill (phần mềm quản lý hóa đơn).
2. Tên thương hiệu dễ nhớ cần bền vững
Bạn nên tránh đặt một cái tên có nguy cơ phá hỏng các kế hoạch mở rộng trong tương lai hoặc giới hạn khả năng phát triển của thương hiệu. Ví dụ, công ty của bạn đang chuyên làm giày phụ nữ nhưng bạn muốn một ngày nào đó sẽ lấn sân sang thị trường dành cho nam giới. Đặt một cái tên như Gót giày Công chúa sẽ không hiệu quả chút nào.
Để tìm được cái tên thương hiệu bền vững và thoát khỏi suy nghĩ đặt tên theo kiểu “đây là sản phẩm chúng ta tạo ra và cung cấp” – hãy nghĩ về câu chuyện thương hiệu của bạn, các giá trị, điểm khác biệt mấu chốt.
Hãy soi chiếu vào bản thân. Bạn sẽ miêu tả thương hiệu của mình với người khác như thế nào? Bạn đang muốn đạt được điều gì? Đâu là các cảm xúc bạn muốn truyền đạt đến người dùng? Các tính từ nào hiện lên trong đầu bạn khi bạn nghĩ về thương hiệu của mình? Đâu là điểm khác biệt của bạn? Hãy lấy một mảnh giấy, một cây bút và bắt đầu viết câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên.
Hãy cân nhắc về các sản phẩm bạn cung cấp. Nếu bạn là thương hiệu dịch vụ, đặt tên dịch vụ bạn cung cấp vào làm hậu tố trong tên có thể rất hiệu quả. (ví dụ như: Công ty Thiết kế Quy mô Lớn)
Hãy giữ cho mọi thứ thật đơn giản. Tên thương hiệu không nên là mớ hỗn độn của quá nhiều thứ hay quá cố gắng đạt được mọi mục tiêu – tên thương hiệu dễ nhớ cần đơn giản, khơi gợi nhiều cảm xúc tích cực trong người dùng và kết nối với bản thân doanh nghiệp bạn cũng như khách hàng tương lai.
3. Tên thương hiệu dễ nhớ cần gần gũi
Bạn đã có danh sách các ý tưởng tên đầu tên – giờ thì sao? Bạn cần chọn một cái tên dễ đọc, dễ đánh vần và dễ gõ trên Google – cho dù đó là một từ bạn tự nghĩ ra.
Có nhiều người không giỏi đánh vần, và bạn không thể để khách hàng phải tự hỏi “Có phải tên thương hiệu của họ viết thế này không nhỉ?” rồi đánh sai tên thương hiệu của bạn vào thanh tìm kiếm của Google.
Tìm một cái tên giúp người dùng nhanh chóng tìm được bạn sẽ giúp bạn đứng đầu cuộc chơi. Và hãy nhớ rằng: nếu khách hàng không thể tìm thấy bạn, họ sẽ tìm một thương hiệu khác!
Hãy giới hạn sự sáng tạo của bạn lại một chút. Trong quá trình suy nghĩ, hãy giới hạn bản thân chỉ được tìm tới những cái tên có một hoặc hai từ ghép lại – nhờ vậy bạn sẽ có các ý tưởng độc đáo hơn. Muốn thử các giới hạn khác? Hãy tìm đến các cái tên cực độc (vâng chúng tôi đang nói đến Squarespace và PayPal) hoặc các cái tên bắt đầu bằng động từ (như Dropbox hoặc Shopify)
Hãy thử tên thương hiệu của bạn trên các ứng dụng khác nhau. Để xem tên thương hiệu của bạn sẽ trông như thế nào và nghe như thế nào, cho chúng lên thiết kế logo, nhắc về chúng khi nói chuyện (hoặc tự nói với bản thân trước gương) hoặc nháp bằng cách cho làm chữ kí dưới email. Biến ý tưởng thành sự thật sẽ giúp bạn hiểu xem chúng có thật sự kết nối với thương hiệu của bạn hay không!
Hãy nhận phản hồi. Hỏi một vài người bạn đáng tin hoặc thành viên trong gia đình để cân đo đong đếm các ý tưởng tên thương hiệu dễ nhớ của bạn. Nếu bạn nói một cái tên và ngay lập tức họ có vẻ khó hiểu hoặc đáp trả bạn với hàng đống câu hỏi, bạn có lẽ cần phải suy nghĩ lại về tính gần gũi của ý tưởng này.
4. Tên thương hiệu dễ nhớ cần khả dụng
Nếu bạn đã có một (hoặc một vài) ý tưởng tên thương hiệu hài lòng, đã đến lúc nghiên cứu sâu hơn. Vì mục đích SEO và pháp lý, bạn sẽ cần cho tên thương hiệu lên URL website, vậy nên hãy kiểm tra xem cái tên này có khả dụng dưới dạng .com hay không.
Nếu không, bạn có thể chọn một trang hàng trăm phương án khác như .net to .co.uk hoặc .tv nhưng URL .com sẽ mang lại cho thương hiệu của bạn cảm giác đáng tin cậy và có nhiều lượt truy cập hơn.
Tin tốt là sự sáng tạo sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích vì tên càng độc quyền, khả năng vẫn có địa chỉ web khả dụng càng cao.
Hãy kiểm tra. GoDaddy là công cụ vô cùng hữu ích giúp bạn kiểm tra xem tên miền còn khả dụng hay không và cho bạn biết các phương án chọn tên miền khác. Hãy gõ ý tưởng của bạn vào, nín thở và cùng xem tên miền đó đã có ai sử dụng hay chưa (chúng tôi mong là chưa!). Nếu rồi, hãy xem thương hiệu hoặc trang nào đã nhận địa chỉ đó và ghi lại.
Đừng bỏ cuộc. Nếu tên miền của bạn không khả dụng, bạn vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác. Bạn có thể thêm một từ ở đằng trước hoặc cuối tên của bạn – các từ phổ biến như “app” hoặc “hello”. Nếu thương hiệu của bạn thuộc ngành dịch vụ, bạn có thể cho thêm sản phẩm bạn cung cấp vào tên.
Hãy xem cả các kênh mạng xã hội. Sau khi kiểm tra tên miền, hãy vào Namechk để xem liệu cái tên bạn muốn đã có ai dùng trên mạng xã hội hay chưa, đặc biệt là các kênh bạn chọn để xây dựng thương hiệu.
Mẹo: Nếu thương hiệu của bạn bị giới hạn địa lý, URL có tên quốc gia cụ thể vẫn là một sự lựa chọn tốt (như .ca,.uk) – chỉ cần bảo đảm rằng nội dung ở phần .com không đối lập với thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên kiểm tra cả nhãn hiệu.
Nếu các phương án trên vẫn không khả dụng (một trường hợp rất có khả năng xảy ra), bạn có thể dễ dàng sửa bằng cho thêm dấu gạch dưới. Và một lần nữa, đừng quên tìm kiếm tên thương hiệu dễ nhớ của bạn trên mọi kênh có thể để xem có ai đã lấy tên này chưa.
5. Tên thương hiệu dễ nhớ là cái tên bạn THÍCH nhất
Không cần phải giải thích gì thêm, bạn phải yêu cái tên thương hiệu bạn chọn và cảm thấy tự tin khi đem ra thế giới! Đó là lý do chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ ra thật nhiều ý tưởng và dành thời gian để cân nhắc từng cái trước khi chọn cái tên cuối cùng – đừng mong mọi thứ sẽ kết thúc trong một đêm!
Điều cuối cùng cần nhớ: Thương hiệu có thể thay đổi bất kì lúc nào nhưng làm vậy tốn rất nhiều tiền của và thời gian. Hãy cố gắng hết sức để tìm ra tên thương hiệu dễ nhớ và phù hợp nhất trong lần đầu tên để thương hiệu của bạn có một khởi đầu vững chắc.