Blog

21 thiết kế logo từ những năm 90

01/02/2019

Logo ngày nay thường nghiêng về tính đơn giản. Hãy nghĩ về Google, Airbnb và Spotify với wordmark sử dụng phông chữ không chân và phong cách thiết kế phẳng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng “ít hơn là nhiều hơn” đã trở thành cách tiếp cận xây dựng thương hiệu phổ biến.

Nhưng đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác vào hai thập kỉ trước.

Những năm 90 là thời kỳ của các gam màu rực rỡ, hoa văn hình học sáng tạo đi cùng các phông chữ ấn tượng. Từ các chương trình sitcom cho đến các thương hiệu đồ ngọt được ưa chuộng, chúng tôi đã tổng hợp 21 logo từ những năm 90 mà chúng tôi yêu thích nhất để nhảy lên chuyến tàu về miền kí ức.

To these 90's1. MTV

Logo đã trở thành biểu tượng cho những năm 90 của MTV bao gồm các yếu tố thiết kế thường được thấy trong những tác phẩm graffiti. Với các ý niệm về sự tự do và nổi loạn hướng về người trẻ, MTV đã thành công trong việc thu hút nhóm khách hàng trẻ tuổi của họ.

Kích thước và sự nổi bật của chữ “M” đã thể hiện sự tập trung đặc biệt của kênh về âm nhạc trong những ngày đầu thành lập, thổi nguồn sống vào cái tên “Music Television” (Kênh Âm nhạc) của họ.

thiet ke logo2. Cartoon Network

14 ô vuông tượng trưng cho tên của Cartoon Network là một trong các logo dễ nhận diện nhất trong ngành truyền hình những năm 90 (các ô vuông về sau đã được giảm xuống thành “CN”)

Các ô trắng và đen xen kẽ đi kèm với một phông chữ tự thiết kế tinh nghịch nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ đã làm hiện lên bản chất vui tươi của kênh.

thiet ke logo3. Nickelodeon

Nhắm đến đối tượng khách hàng là trẻ em từ 6 đến 17 tuổi, logo những năm 90 của Nickelodeon là một chấm cam với tên công ty bên trong. Màu sắc tươi sáng này thể hiện sự hạnh phúc, tuổi trẻ và năng lượng.

Phông chữ tròn, không chân tự thiết kế với một vài ký tự được chỉnh sửa (hãy để ý chữ “O”) là một sự lựa chọn hiển nhiên bởi chữ có chân sẽ quá cứng nhắc.

thiet ke logo4. The Fresh Prince of Bel-Air

Logo của Fresh Prince of Bel-Air đi kèm với kiểu chữ được lấy cảm hứng từ graffiti đi kèm với phông chữ có chân truyền thống. Wordmark được bao phủ bởi lớp ánh sáng màu hồng, tạo hiệu ứng phun sơn.

Các yếu tố graffiti đại diện cho Will, một thiếu niên tài năng đến từ các con phố của miền Tây Philadelphia; phông chữ có chân lại đại diện cho các thành viên giàu có trong gia đình cậu. Sự đối lập đã liên kết những nét khác biệt giữa hai yếu tố này.

thiet ke logo5. Friends

Logo của bộ sitcom đình đám những năm 90 bao gồm wordmark viết hoa toàn bộ, được ngăn cách bằng sáu dấu chấm màu sắc, được cho là đại diện cho từng người bạn trong nhóm sáu người của họ (màu của các dấu chấm này cũng tương tự với màu ô mà dàn diễn viên cầm trong chuỗi các tập phim của chương trình)

Phông chữ tự thiết kế có vẻ giống như đã được viết tay bằng bút không xóa được, thể hiện cho nét nghịch ngợm của chương trình và tình bạn trường tồn.

thiet ke logo6. Seinfeld

Logo Seinfeld nổi bật với phông chữ serif được in nghiêng nhẹ nhàng trên biểu tượng hình bầu dục màu vàng cũng được in nghiêng, thể hiện bản chất trưởng thành nhưng vẫn nghịch ngợm của chương trình, với các tình huống hài hước (nhưng có thể khiến tất cả chúng ta gật gù đồng cảm) của những người trẻ đang sống tại New York.

Hình bầu dục màu vàng hướng sự chú ý về Jerry Seinfeld, người kể chuyện cho khán giả trong câu lạc bộ hài kịch.

thiet ke logo7. Saved by the Bell

Saved by the Bell là dõi theo cuộc sống của sáu người trẻ sống tại vùng Pacific Palisades. Logo hình tròn bao gồm nhiều typeface sử dụng các tông màu rực rỡ, thể hiện bản chất nhẹ nhàng của chương trình.

Chữ “Bell” có màu vàng, giống màu của chuông trường học. Các chữ cái được đẩy nghiêng về phía bên phải và được sắp xếp một cách lộn xộn, chồng chéo để thể hiện hiệu ứng rung chuông.

thiet ke logo8. Teenage Mutant Ninja Turtles

Teenage Mutant Ninja Turtles dõi theo cuộc phiêu lưu của bốn ninja rùa được đặt theo tên của các nghệ sĩ thời Phục hưng Ý. Các chữ cái màu xanh lá cây với hiệu ứng cơ bắp mô phỏng hình dáng của những chú rùa.

Logo này đã được sử dụng trong lần đầu chương trình TV đại chúng này xuất hiện trên truyền hình. Trái ngược với các phiên bản logo ngầu hơn về sau, logo này thể hiện rõ nhất bản chất của những chú rùa.

thiet ke logo9. Sweet Tarts

Logo kẹo Sweet Tarts được tạo thành từ các ký tự bong bóng với hai chữ "Sweet” và “Tarts” được ghép lại với nhau bằng chữ “T”, nhấn mạnh vào hình hương vị ngọt ngào và chua chua của kẹo Willy Wonka.

Phía trên wordmark là là phần mô tả “tangy candy” với kiểu chữ viết thường và chữ “N” in hoa để thể hiện sự vui tươi. Phiên bản hiện tại của logo này không có phần mô tả, nhưng phần còn lại của thiết kế vẫn được giữ nguyên!

thiet ke logo10. Bubble Tape

Logo kẹo Wrigley bao gồm kiểu chữ bong bóng nằm gọn trong một bong bóng lớn màu tím với kiểu chữ ngộ nghĩnh bên dưới. Kí tự “e” ở cuối chữ “Tape” quấn quanh logo, bắt chước chiều dài của loại keo cao su nổi tiếng.

Hàng loạt màu sắc tươi sáng đã được sử dụng để khơi gợi tuổi trẻ và sự phấn khích, và cụm từ “đây là viên kẹo cao su dài 6 feet dành riêng cho-bạn-không-phải-họ” (“họ” ở đây là người lớn) đã dễ dàng thu hút khách hàng mục tiêu của họ.

thiet ke logo11. Baby Bottle Pop

Logo của Baby Bottle Pop bao gồm phông chữ bong bóng mà neon, đi kèm với chai nước trẻ em và chữ “Baby” được chỉnh kích thước nhỏ lại. Wordmark được bao quanh bởi các đường viền như được một em bé vẽ lại bằng phấn, phù hợp với thị hiếu của đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Phong cách marketing của Baby Bottle Pop đã kết nối với tinh thần nghịch ngợm, năng động khi trải nghiệm sự bùng nổ của viên kẹo.

thiet ke logo12. Hot Wheels

Logo Hot Wheels vẫn tương đối y nguyên trong những năm vừa qua, sử dụng màu đỏ và vàng cam để mô phỏng ngọn lửa. Trong các phiên bản logo trước đây, chữ “Hot Wheels” được viết bằng chữ trắng đơn giản, tuy nhiên, trong những năm 90, logo sử dụng kiểu chữ dốc tùy chỉnh.

Trong thời gian này, công ty bỏ qua phong cách 3D và chọn một thiết kế phẳng với viền đen mỏng. Logo của công ty mẹ Mattel đóng vai trò là logo phụ trong thiết kế tổng thể.

thiet ke logo13. Barbie

Logo nhẹ nhàng của Barbie vẫn không hề thay đổi kể từ khi công ty ra mắt vào năm 1959. Màu hồng nóng thể hiện nét ngọt ngào, nữ tính và thơ ngây của thương hiệu. Trong những năm 90, wordmark của logo bao gồm phông chữ táo bạo với các chữ cái được xếp gần nhau, là sự pha trộn giữa các góc cạnh, đường cong và nét hất.

Ngày nay logo của Barbie vẫn giữ nguyên sắc hồng, được viết bằng phông chữ thảo. 

thiet ke logo14. Toys R Us

Logo của Toys R Us những năm 1990 vẫn sặc sỡ và vui tươi như ngày nay, phù hợp với bản chất của thương hiệu và lôi cuốn đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ của họ. Chư “R” ngược mô phỏng chữ viết của trẻ em và liên kết khéo léo với sự uy tín và trẻ trung của thương hiệu.

Ngày nay logo của họ cũng được bố trí tương tự, với màu sắc xen kẽ và thêm một ngôi sao vào khoảng trống của chữ “R”.

thiet ke logo15. Tamagotchi

Logo Tamagotchi trong thập niên 90 chứa kiểu chữ nguệch ngoạc như thể được một đứa trẻ viết bằng phấn. Sự pha trộn giữa chữ thường và chữ in hoa biểu thị sự độc đáo và mới mẻ của thương hiệu, vì Tamagotchi là bước đột phá của xu hướng thú cưng kỹ thuật số. Các kí tự chữ mang gam màu hồng nóng tạo ra sự phấn khích và trở nên vô cùng nổi bật khi được trưng bày trên các kệ hàng.

thiet ke logo16. Nerf

Logo Nerf nổi bật với kiểu chữ màu vàng sáng nằm trênvòng tròn màu xanh và hoa văn chấm hồng nóng bỏng. Bản thân logo đã thể hiện thành công tinh thần năng động, phản ánh bản chất của sản phẩm và hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu từ 8 đến 17 tuổi.

Kiểu chữ in hoa phù hợp với tính cách táo bạo thương hiệu. Văn bản chữ hơi nghiêng về bên phải, gợi lên cảm giác chuyển động và suy nghĩ tân tiến, cầu thị.

thiet ke logo17. Walkman

Logo Walkman của Sony sử dụng phông chữ tùy chỉnh đi cùng với biểu tượng ẩn dụ cho chữ “W”. Tất cả các chữ cái (trừ chữ “L”) đều được nối với nhau, biểu thị sự kết nối của con người với âm nhạc, giờ đã có thể lắng nghe ở bất cứ đâu.

Và với đối tượng khách hàng mục tiêu là thanh thiếu niên, chữ “L” được tách ra đại diện cho sự tự do mà bạn có thể trải nghiệm khi cắm tai nghe vào Walkman (bạn có thể nghe bất cứ thứ gì bạn muốn!).

thiet ke logo18. Microsoft Windows

Logo Windows Microsoft đã có nhiều sự thay đổi hợp lý trong suốt những năm qua; tuy nhiên, đáng nhớ nhất vẫn là logo họ thiết kế trong thập niên 90. Với bốn góc phần tư đầy màu sắc và các biểu tượng pixel, ai cũng có thể ngay lập tức nhận ra thương hiệu của logo này. Đây chính là logo đi trước thời đại.

thiet ke logo19. Super Nintendo

Hệ thống chơi game Nintendo đã trải qua nhiều lần thay đổi trong suốt thời gian hoạt động. Vào những năm 90, Nintendo chọn bảng màu rực rỡ bao gồm hầu hết các màu chính. Tên của công ty được hiển thị bằng phông chữ màu đỏ đậm và in nghiêng, nổi bần bật trên các sản phẩm của họ và nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

thiet ke logo20. ICQ

Bắt nguồn từ cụm từ “I Seek You” (Tôi tìm bạn), logo của ICQ rất đơn giản, giống như dịch vụ mà họ cung cấp. Nền tảng trò chuyện trực tuyến đã sử dụng kiểu chữ in thường với phông chữ không chân tròn, đi kèm biểu tượng bông hóa bên trái.

Điều thú vị là mọi cánh hoa đều có màu xanh lá cây, trừ một cánh màu đỏ, tượng trưng cho thông báo trò chuyện trên ICQ.

thiet ke logo21. Apple

Ngày nay, logo của Apple đã có nhưng sự thay đổi rõ rệt so với những năm 90. Hai thập kỷ trước, công ty đã giới thiệu logo màu cầu vồng sặc sỡ, nổi bật giữa nhiều thương hiệu khác trong ngành.

Apple giờ đã theo đuổi phong cách tối giản với hình trái táo đen tuyền.

thiet ke logo

Thiết kế logo trong những năm 90 rất thú vị và nổi bật, nhưng vẫn đầy ý nghĩa và gắn liền chặt chẽ với các thương hiệu được đại diện. Màu sắc tươi sáng và kiểu chữ in đậm đã thống trị suốt thập kỷ, khác với xu hướng thiết kế logo tối giản hơn ngày nay.

Mặc dù có vẻ vui nhộn hơn hầu hết mọi logo chúng ta thấy bây giờ, logo của thập niên 90 vẫn đại diện cho bản chất của thương hiệu (và của thời đại). Chúng luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong trái tim chúng tôi!