Blog

Brand Guidelines và 4 lý do tại sao doanh nghiệp cần có brand guidelines

08/07/2024

Brand Guideline là gì? Brand Guideline gồm những gì? Đó là câu hỏi mà nhiều doanh nhân khởi nghiệp thường gặp phải trên hành trình xây dựng thương hiệu mới. Hiểu được tầm quan trọng của nó trong xây dựng và phát triển thương hiệu nhất quán chính là cách thức xây dựng thương hiệu đồng bộ chuyên nghiệp. Hãy cùng Bee Art tìm hiểu về brand Guidelines và 4 lý do tại sao doanh nghiệp cần có brand guidelines nhé!

brand guideline 1.jpgBrand Guidelines và 4 lý do tại sao doanh nghiệp cần có brand guidelines

Bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra những thông điệp, thiết kế logo, website và các sản phẩm marketing cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi các sản phẩm đó được sử dụng lại thiếu đi sự thống nhất và đặc trưng cần thiết để thể hiện nhận diện thương hiệu một cách nhất quán. Sự thiếu liên kết này có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn, và nguyên nhân chính đến từ việc doanh nghiệp bạn đang thiếu một bộ hướng dẫn thương hiệu (brand guidelines) chuyên nghiệp.

Một trong những lợi ích lớn nhất của brand guidelines là giúp bảo vệ tính nhất quán của thương hiệu. Khi mỗi thành phần của thương hiệu được sử dụng một cách nhất quán, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu của bạn. Điều này không chỉ giúp tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp mà còn tăng cường độ tin cậy và sự trung thành của khách hàng.

Khi có một bộ brand guidelines rõ ràng, mọi người trong doanh nghiệp, từ bộ phận marketing, thiết kế đến các đối tác bên ngoài, đều có thể dễ dàng tuân thủ và thực hiện theo các tiêu chuẩn đã đề ra. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi triển khai các hoạt động marketing và truyền thông, tránh được những sai sót và sự không đồng bộ. Tăng cường giá trị thương hiệu

Brand guidelines là gì?

Brand Guideline là một bản hướng dẫn, qui định về việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông, các công cụ, điểm chạm giữa thương hiệu với công chúng mục tiêu.

brand guideline 2.jpg

Brand Guideline giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu đồng bộ

Brand Guideline có tác dụng hỗ trợ các nhà thiết kế, nhân viên kinh doanh, maketer hay bất kỳ ai trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng các yếu tố của thương hiệu như thiết kế logo để thực hiện bao bì, thiết kế các trang thiết bị, website, văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing đúng quy cách.

Đây là bản hướng dẫn được trình bày theo cấu trúc một cuốn sách chỉ ra cách mà thương hiệu của bạn hoạt động và làm thế nào để các yếu tố khác nhau của thương hiệu hoạt động cùng nhau hình thành nên bộ nhận diện thương hiệu.

Brand guidelines bao gồm những gì?

Sẽ không có bất kỳ brand guideline nào giống nhau toàn bộ, tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm chung mà các brand guidelines thường bao gồm (nhưng không cố định) các yếu tố:

  • Tổng quan về doanh nghiệp: sứ mệnh, giá trị, mục tiêu, lịch sử

  • Sứ mệnh cốt lõi: là điều mà doanh nghiệp cam kết hướng tới với khách hàng của mình

  • Tông giọng thương hiệu: một bản mô tả ngắn về sự định hướng hiện diện, sắc thái trong các văn bản, tài liệu về doanh nghiệp tới công chúng.

  • Cách sử dụng logo: cách logo được biểu hiện, giới hạn kích cỡ, giới hạn không gian, cách đặt logo trên các background, màu sắc khác nhau. Những điều cần tránh trong quá trình sử dụng logo.

  • Họa tiết nhận diện: Quy định hướng dẫn sử dụng họa tiết nhận diện trong các trường hợp phổ biến

  • Bảng màu sử dụng: màu nào nên được sử dụng cho thương hiệu, thứ tự ưu tiên các màu. Phong cách chữ viết: font và phong cách của các yếu tố như tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn văn, hoặc quotes.

  • Phong cách hình ảnh: thường được đưa ra theo ví dụ minh họa để định hướng phong cách chung. Nhận diện ấn phẩm văn phòng: Các mẫu, quy định, quy chuẩn nhận diện văn phòng (giấy tiêu đề, danh thiếp, bút, phong bì, sổ tay, …)

  • Nhận diện trang phục: Quy định về nhận diện trang phục (áo sơ mi, áo vest, áo phông, mũ, đồ bảo hộ …)

  • Nhận diện biển bảng: Quy định về biển bảng, biển chỉ dẫn, cách sử dụng icon, bảng thông tin…

  • Nhận diện social: Các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn xây dựng duy trì nhất quán thương hiệu trên social

  • Phối cảnh: thường được phối cùng những vật phẩm văn phòng như danh thiếp, posters, brochure… … các hạng mục khác phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.

Brand guideline sẽ có thông tin quy chuẩn các yếu tố bao gồm logo, quy chuẩn về logo (co dãn, màu sắc: đơn sắc, chuyển sắc, các hình thức sử dụng sai logo, quy chuẩn về khu vực bao quanh logo, nền đặt logo, kích cỡ chữ trong logo, … ), kiểu chữ, vị trí đặt logo.

Ngoài ra trong brand guideline sẽ chứa các quy chuẩn ấn phẩm truyền thông như phong bì, danh thiếp (namecard), proposal, slide thuyết trình, các bộ ấn phẩm quà tặng (mũ, áo, bút, ô dù, áo mưa, …), email, ghi chú, fax, các TVC, hình ảnh trên fanpage, letterhead, ấn phẩm tuyển dụng.

Tóm lại, các yếu tố xuất hiện trong brand guidelines phụ thuộc vào tầm quan trọng trong sự đóng góp của yếu tố đó trong bộ nhận diện của thương hiệu.

Tại sao doanh nghiệp cần brand guidelines?

Khi đã nắm được những yếu tố có thể xuất hiện trong brand guidelines bạn có thể thắc mắc tại sao doanh nghiệp bạn cần chúng. Dưới đây là các lý do giúp bạn nhận biết được tầm quan trọng của brand guidelines đối với thương hiệu:

1. Brand Guidelines là một câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu 

Trước khi đào sâu vào các khía cạnh kỹ thuật của bản hướng dẫn, thì vai trò đầu tiên của Brand Guideline mang lại là cung cấp đầy đủ thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan từ người quản lý cấp cao cho đến, nhân viên in bao bì.

brand guideline 3.jpg

Brand Guideline của SORAE do Bee Art thực hiện

Brand Guideline giúp họ có được sự hiểu biết tổng quan về thương hiệu. Đó là những thông tin về các vấn đề sau:

  • Bản chất thương hiệu (đây là điểm cốt lõi tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, tổ chức và sự phù hợp của nó với công chúng mục tiêu)

  • Sứ mệnh thương hiệu (là một lời hứa chung về định hướng hành động, thái độ, và tương tác của các tài sản thương hiệu)

  • Định vị thương hiệu (xác định rõ đối tượng công chúng mục tiêu và những nhu cầu đặc biệt của họ cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Lý do tại sao doanh nghiệp, tổ chức có thể hoàn thành được nhiệm vụ cung cấp đó.)

2. Brand Guidelines đảm bảo tính thống nhất của thương hiệu

Để một thương hiệu hoạt động hiệu quả, nó cần có tính nhất quán. Nếu những người sử dụng logo thay đổi màu sắc thương hiệu của logo để cho phù hợp với các vật phẩm truyền thông, thì logo đó đã không còn được nhận diện là thuộc về thương hiệu của doanh nghiệp bạn bởi khách hàng, đối tác, người tiêu dùng nữa. Ngoại trừ một số trường hợp có mục đích rõ ràng trong việc thay đổi (và chỉ sử dụng trong một vài chiến dịch nhất định)

Một bản hướng dẫn đưa ra các quy định cụ thể cho các thành phần của bộ nhận diện sẽ không làm giới hạn sự sáng tạo dành cho chúng, ngược lại chính  những định hướng phong cách đó sẽ giúp bạn giữ được bộ nhận diện liền mạch, thống nhất và dễ nhận biết. 

Với brand guidelines, bạn có thể luôn đảm bảo được các thành phần của thương hiệu được thiết kế, sử dụng đúng đắn, hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp hơn.

3. Brand Guidelines đưa ra công cụ đo chuẩn mực và quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu

Brand guidelines sẽ không chỉ cung cấp bảng màu và các phiên bản logo, nó sẽ đưa ra những quy định cụ thể và quy chuẩn mà các thành tố trong bộ nhận diện được sử dụng.

Bản hướng dẫn này cũng sẽ chỉ ra những điểm mà bạn không nên áp dụng đối với các yếu tố của bộ nhận diện. Các chuẩn mực cơ bản về khoảng trống cần thiết xung quanh logo cũng quan trọng tương đương với việc cần biết khi nào nên sử dụng logo với wordmark.

Ngoài ra bản hướng dẫn này cũng hỗ trợ người làm truyền thông hiểu được cần nhấn mạnh vào yếu tố nào và cách sử dụng yếu tố đó để tạo nên thông điệp truyền thông. Về tổng thể, bản hướng dẫn này chú trọng vào tính nhất quán của thương hiệu, và hướng dẫn những bên liên quan làm theo đúng định hướng đó.

4. Tiết kiệm thời gian

Thật vậy, nhờ có bản hướng dẫn này các thiết kế đỡ tốn một lượng lớn thời gian vào việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho sản phẩm thiết kế của mình.

Hơn nữa, nếu các tìm kiếm đó không thu được kết quả đúng đắn thì rất có thể gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính thống nhất chung của thương hiệu.

Ngoài ra, các mẫu phối cảnh sẵn có của brand guidelines cũng giúp tiết kiệm thời gian định hướng cũng như thời gian cho những thiết kế cơ bản sau này. Các thiết kế mới chỉ việc sáng tạo những vật phẩm mới, chưa xuất hiện trong bản phối cảnh.

Bạn cũng cần tính đến trường hợp khi tuyển thêm nhân viên mới cho doanh nghiệp, thời gian để họ tìm hiểu mọi yếu tố của công ty là khá nhiều, để giúp họ làm việc thuận lợi và chính xác hơn mà bạn không cần giải đáp thêm khi họ có thắc mắc, thì brand guidelines là một công cụ đắc lực.

Tìm đơn vị thiết kế brand guidelines ấn tượng tại đâu?

Thiết kế brand guidelines yêu cầu một đội ngũ chuyên nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp từ khâu lên ý tưởng, thiết kế và in ấn. Lựa chọn khác là thuê một công ty thiết kế chuyên nghiệp để thực hiện thiết kế tem nhãn sản phẩm cho bạn. Bạn hãy tìm một đơn vị có kinh nghiệm trong việc thiết kế tem nhãn sản phẩm (sẽ tốt hơn nếu họ đã thiết kế cho những sản phẩm ngành mỹ phẩm và làm đẹp). Chính vì vậy, bạn cần tìm kiếm một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để đồng hành cùng bạn và đưa ra phương án thiết kế phù hợp nhất. Bee Art là một trong những đơn vị thiết kế tem nhãn bao bì hàng đầu. 

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế, Bee Art cam kết 100% khách hàng đến với chúng tôi đều hài lòng về sản phẩm và chất lượng dịch vụ. 


>> Xem thêm: Bật mí 5 bước giúp bạn thiết kế bao bì sản phẩm chuyên nghiệp
>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế bao bì chuyên nghiệp tại Bee Art

 >>> Xem thêm: 9 thay đổi nhỏ tạo khác biệt lớn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thiết kế bao bì 


Liên hệ với Bee Art để được tư vấn thiết kế bao bì ấn tượng cho sản phẩm của bạn ngay hôm nay!


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline/ Zalo: 077 34567 18

Email: info@beeart.vn

Website: www.beeart.vn

Add 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Add 2: 66 đường 40, Tân Quy Đông, Tân Phong, Quận 7, TP.HCM.