7 lỗi mà các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, Landing Page đang dần trở thành một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn mắc những sai lầm trong khâu thiết kế landing page, dẫn tới landing page không đạt được hiệu quả như kì vọng. Hãy cùng Bee Art tìm hiểu 7 lỗi phổ biến mà các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page nhé!
7 lỗi mà các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Landing page là gì?
Landing page là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp có thể chuyển đổi người dùng thành khách hàng tiềm năng. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng landing page khi doanh nghiệp muốn quảng bá các sản phẩm mới hoặc thực hiện các chiến dịch truyền thông quan trọng.
Landing page là một trang web độc lập, tổng cộng chứa một thông điệp marketing hoặc quảng cáo cụ thể. Nó thường được thiết kế với mục tiêu duy nhất là chuyển đổi người dùng, nghĩa là thúc đẩy họ thực hiện một hành động cụ thể, như đăng ký, mua sắm, tải về tài liệu, hoặc liên hệ.
Các đặc điểm quan trọng của một Landing Page bao gồm:
Tập trung mục tiêu: Mỗi Landing Page tập trung vào một mục tiêu duy nhất để tránh làm rối hoặc gây nhầm lẫn cho người dùng.
Thông điệp rõ ràng: Nó truyền đạt thông điệp marketing một cách rõ ràng và ngắn gọn, thường với tiêu đề nổi bật và nội dung chính đơn giản.
Gọi đến hành động (Call to Action - CTA): Landing Page thường chứa một CTA button rõ ràng, khuyến khích người dùng thực hiện hành động mong muốn, như "Đăng ký ngay," "Mua ngay," "Tải về," vv.
Nội dung tùy chỉnh: Nội dung của một Landing Page thường được tạo dựa trên mục tiêu cụ thể và đối tượng mục tiêu. Điều này giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Loại bỏ yếu tố triệt hạ: Thông thường, Landing Page loại bỏ các yếu tố triệt hạ như thanh trượt, menu điều hướng phụ, hoặc liên kết điều hướng. Mục tiêu là tạo ra một môi trường tập trung giúp người dùng thực hiện hành động cụ thể.
Thống kê và đo lường: Doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ phân tích web để theo dõi hiệu suất của Landing Page. Điều này giúp họ hiểu rõ về tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập, và hành vi của người dùng.
Thông tin liên hệ hoặc liên kết: Nếu người dùng cần tìm hiểu thêm hoặc có câu hỏi, Landing Page thường cung cấp thông tin liên hệ hoặc liên kết đến trang liên hệ.
Landing Page là một phần quan trọng của chiến dịch tiếp thị trực tuyến và tiếp tục phát triển theo sự thay đổi của thị trường và cách mà người tiêu dùng tương tác với nó. Nó cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp tạo sự kết nối và tương tác hiệu quả với khách hàng tiềm năng và có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.
Những lỗi mà doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Landing page rất hiệu quả nhưng để thiết kế một landing page hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều điều bạn cần đạt để tạo ra một landing page đơn giản nhưng hấp dẫn.
1. Thiết kế landing page có câu CTA (Call to Action) không rõ ràng
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
CTA (Call to Action) là chìa khóa làm nên một thiết kế landing page hiệu quả. Khi viết một câu CTA, bạn hãy tự đặt câu hỏi: Nhiệm vụ chính mà chúng ta muốn người dùng thực hiện khi họ click vào landing page là gì?Để viết một câu CTA hấp dẫn và hiệu quả, có một số điều quan trọng cần xem xét:
Rõ ràng và ngắn gọn: CTA phải thể hiện mục tiêu rõ ràng mà bạn muốn người dùng thực hiện một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hay câu hỏi quá rối. Ví dụ: "Mua ngay," "Tải về báo cáo," "Đăng ký miễn phí." Tạo áp lực thời gian (nếu phù hợp): Nếu có thể, bạn có thể thêm yếu tố thời gian để khuyến khích người dùng thực hiện hành động ngay lập tức. Ví dụ: "Ưu đãi chỉ trong 24 giờ," "Hãy tham gia ngay hôm nay."
Sử dụng từ ngữ tích cực: CTA nên sử dụng từ ngữ tích cực để khuyến khích hành động. Thay vì nói "Hãy tránh bị mất cơ hội," bạn có thể nói "Hãy bắt đầu ngay bây giờ."
Tương thích với nội dung trang: CTA nên liên quan trực tiếp đến nội dung trang và mục tiêu chính của Landing Page. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho người dùng.
Sử dụng màu sắc và thiết kế: Màu sắc và thiết kế của CTA nên nổi bật để thu hút ánh nhìn. Một nút CTA thường có màu sắc tương phản với nền của trang.
Kiểm tra và tối ưu hóa: Thực hiện kiểm tra A/B để xem xét hiệu suất của các CTA khác nhau và tối ưu hóa chúng dựa trên dữ liệu thu thập được. Lưu ý rằng mục tiêu của CTA có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích của Landing Page.
2. Tiêu đề Landing Page kém hấp dẫn
Tiêu đề là thứ đầu tiên người dùng nhìn thấy ngay khi ấn vào landing page, do đó nó cần đủ hấp để có thể thu hút và “thuyết phục” họ tiếp tục đọc. Nếu tiêu đề của bạn có phần tẻ nhạt hoặc dễ gây hiểu lầm, người dùng có thể sẽ cảm thấy mất hứng và thoát khỏi trang của bạn dù cho thiết kế landing page của bạn có ấn tượng ra sao. Khi người dùng đã đi tới landing page của bạn, đừng để họ phải thất vọng nhé.
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Tiêu đề của landing page cần gắn liền với lý do khiến người dùng click vào và giải quyết được mong muốn của họ. Tiêu đề có thể trùng khớp hoặc liền mạch với nội dung nhằm giúp người dùng cảm thấy họ đã tìm được câu trả lời ưng ý, từ đó gây dựng sự tin tưởng. Hãy tự đặt những câu hỏi sau đây để tìm ra tiêu đề phù hợp:
Người dùng truy cập vào landing page bằng cách nào?
Họ biết đến thông qua một campaign trên mạng xã hội hay sự kiện nào khác?
Giọng điệu, ngôn ngữ và cách diễn đạt được sử dụng trong chiến dịch đó là gì?
3. Thiết kế landing page chứa quá nhiều thông tin
Đừng khiến người dùng choáng ngợp với quá nhiều thông tin. Nội dung chứa quá nhiều thông tin nhưng CTA lại mơ hồ có thể gây nhầm lẫn cho người dùng và mang đến hiệu quả không được cao. Hãy nhớ rằng, thời gian của người dùng là vô cùng quý giá. Vậy nên, việc cung cấp những thông tin quan trọng một cách rõ ràng, đơn giản và phù hợp sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của họ, thu hút họ tham gia và thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thành “nhiệm vụ” của họ.
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Hãy giữ cho landing page của bạn tập trung vào các thông tin chính bằng cách đảm bảo thiết kế rõ ràng và gọn gàng, đồng thời xóa tất cả những chi tiết rườm rà. Ví dụ: Nếu bạn đang cung cấp bản tải xuống sách điện tử, hãy cung cấp bản tóm tắt ngắn gọn về những gì người dùng có thể mong đợi tìm thấy trong cuốn sách chẳng hạn như ảnh bìa, một câu CTA ngắn gọn “Tải xuống ngay bây giờ” và một dòng tiêu đề hấp dẫn. Đó là tất cả những gì bạn cần làm.
4. Luôn kiểm tra lại landing page
Công đoạn kiểm tra landing page của bạn rất quan trọng để đảm bảo nó hoạt động như bạn và người dùng mong đợi. Khi bạn đã xây dựng landing page, đừng chỉ đăng nó và quên đi. Thay vào đó, hãy thường xuyên kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh để đảm bảo rằng nó luôn phản ánh thông điệp của bạn một cách tốt nhất và thúc đẩy hiệu suất tốt nhất có thể. Bằng cách này, bạn có thể tiếp tục cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả để tìm hiểu người dùng đang truy cập nội dung gì, truy cập ở đâu đó chính là First-click testing. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc đánh giá landing page của bạn đang hoạt động như thế nào. Nếu nó không đạt mục tiêu, chúng ta cần khắc phục bằng cách nào? Cần bổ sung những gì để landing page trở nên rõ ràng hơn? Việc kiểm tra lại landing page sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
5. Thiết kế landing page không tối ưu hoá trên thiết bị di động
Một sai lầm lớn mà các nhà thiết kế mắc phải đó chính là tập trung vào việc thiết kế một landing page tuyệt đẹp trên máy tính, thế nhưng lại không tương thích với các thiết bị di động. Màn hình điện thoại di động có kích thước nhỏ hơn so với máy tính, do đó, cần thiết phải xác định cẩn thận vị trí và kích thước của các yếu tố trên trang. Chữ và biểu tượng trên màn hình điện thoại di động cũng thường nhỏ hơn, và nếu bạn không tối ưu hóa, người dùng sẽ phải phóng to để đọc hoặc bấm vào các liên kết. Điều này làm mất đi sự thuận tiện và làm giảm khả năng người dùng tương tác.
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
6. Hiểu sai nhu cầu của người dùng
Nếu bạn không biết người dùng của mình là ai hoặc nhu cầu của người dùng, landing page của bạn sẽ khó có thể tiếp cận họ. Hãy dành thời gian để khảo sát người dùng, hiểu được nhu cầu để thiết kế một landing page dành riêng cho họ. Đừng “quăng lưới” quá rộng. Thay vào đó, việc nhắm tới một nhóm đối tượng cụ thể sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu chuyển đổi.
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
7. Hiểu mục tiêu và mục địch của landing page
Lỗi các doanh nghiệp thường gặp khi thiết kế landing page
Cuối cùng, điều quan trọng là phải hiểu mục tiêu và mục đích của khách hàng đối với landing page. Họ muốn đạt được điều gì? Họ muốn người dùng thực hiện hành động gì? Nếu bạn không hiểu mục đích của khách hàng, bạn sẽ không thể tạo một landing page đáp ứng nhu cầu của họ. Vậy nên, hãy dành một chút thời gian để đặt những câu hỏi phù hợp để hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu của người dùng cuối. Các câu hỏi dành cho khách hàng của bạn có thể là:
Mục đích của landing page là gì?
Chúng ta đang thu thập địa chỉ email hay đang bán hàng?
Đây có phải là ưu đãi có giới hạn về mặt thời gian không?
Nhìn chung, việc thiết kế một landing page hiệu quả cần có bản tóm tắt rõ ràng và sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng cũng như người dùng. Điều quan trọng bạn cần làm là xây dựng một thiết kế rõ ràng, ngắn gọn, hấp dẫn và dễ để thực hiện theo. Việc tránh 7 lỗi phổ biến trên khi xây dựng landing page có thể tạo nên sự khác biệt giữa trang landing page đạt mục tiêu và trang có tỷ lệ thoát cao hơn tỷ lệ chuyển đổi đó.
Liên hệ với Bee Art để được tư vấn thiết kế landing page và website ngay hôm nay!
Tìm đơn vị thiết kế landing page ở đâu?
Là đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, Bee Art đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế website đa lĩnh vực, đa ngành nghề.
Với đội ngũ thiết kế trẻ trung, năng động, Bee Art luôn không ngừng cập những xu hướng thiết kế hàng đầu, cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài thiết kế website, Bee Art còn cung cấp dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế logi, tư vấn đăng kí bảo hộ thương hiệu. Mục tiêu của Bee Art là cung cấp các thiết kế sáng tạo, chất lượng cao qua đó giúp bạn kết nối công việc kết nối kinh doanh của mình với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Liên hệ với Bee Art được tư vấn thiết kế ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website tại Bee Art
>>> Xem thêm: 5 điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi thiết kế website (beeart.vn)
✆ Phone: 077.34567.18
✉ Email: info@beeart.vn
🌏 Web: www.beeart.vn
🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn
☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh