Blog

5 sai lầm phổ biến trong thiết kế website doanh nghiệp cần tránh

20/03/2025

Trong thời đại số, website không chỉ đơn thuần là một trang thông tin mà còn là bộ mặt đại diện của doanh nghiệp trên không gian mạng. Đây là nơi đầu tiên khách hàng tìm đến để tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và đưa ra quyết định có nên tin tưởng vào thương hiệu hay không. Tuy nhiên không phải website nào cũng mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Nhiều doanh nghiệp và người làm web vô tình mắc phải những sai lầm trong thiết kế, khiến trang web trở nên khó sử dụng, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí làm mất đi cơ hội kinh doanh quý giá. 

Vậy đâu là những lỗi phổ biến nhất khiến website kém thân thiện với người dùng và làm thế nào để khắc phục chúng? Hãy cùng Bee Art khám phá những lỗi thiết kế website phổ biến nhất hiện nay và giải pháp khắc phục qua bài viết hôm nay nhé. 

Giao diện quá rối mắt, thiếu tổ chức

Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong thiết kế website là tạo ra một giao diện quá tải, lộn xộn với quá nhiều yếu tố chen chúc trên cùng một trang. Khi truy cập vào website, người dùng mong muốn tìm thấy thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên nếu họ bị chóng ngợi bời hình ảnh dày đặc, màu sắc lòe loẹt, font chữ khó đọc hoặc bố cục không hợp lý, họ sẽ cảm thấy bối rối và mất hứng thú tiếp tục khám phá. Một giao diện không gọn gàng không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn có thể gây ra ba hậu quả nghiêm trọng sau: 

Thứ nhất khi một trang web nhồi nhét quá nhiều nội dung và yếu tố đồ họa sẽ khiến người dùng bị quá tải thông tin. Khi có quá nhiều hình ảnh, biểu tượng, nút bấm, quảng cáo và hiệu ứng thị giác xuất hiện cùng một lúc, khách hàng sẻ cảm thấy bị “tấn công” thị giác và không biết tập trung vào đâu, dẫn đến việc nhanh chóng rời khỏi trang. 

Thứ hai, bố cục không hợp lý sẽ khiến khách hàng mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin cần thiết. Nếu mọi thứ trên website đều lộn xộn, thiếu sự sắp xếp khoa học, thì dù nội dung có giá trị đến đâu cũng trở nên vô nghĩa. Người dùng thường không đủ kiên nhẫn để mò mẫm trên một website thiếu trực quan. Nếu khách hàng cảm thấy khó chịu và không thể nhanh chóng tìm thấy điều mình đang tìm kiếm thì họ sẽ không ngần ngại rời đi ngay lập tức. 

bad-websites.jpg

 Khi có quá nhiều hình ảnh, biểu tượng, nút bấm, quảng cáo và hiệu ứng thị giác xuất hiện cùng một lúc, khách hàng sẻ cảm thấy bị “tấn công” thị giác

Cuối cùng một giao diện lộn xộn có thể ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Khi khách hàng truy cập vào một trang web có bố cục rối mắt, thông tin chồng chéo và khó đọc, họ có thể đánh giá thấp chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ chuyển đổi, khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội tạo dựng lòng tin và tăng trưởng doanh thu.

Làm thế nào để tối ưu giao diện website?

Đơn giản hóa thiết kế, tập trung vào nội dung quan trọng: Hãy giữ lại những yếu tố cần thiết và loại bỏ các chi tiết thừa, giúp giao diện trở nên gọn gàng, dễ nhìn hơn.

Sử dụng bố cục khoa học: Định hình rõ ràng thứ tự hiển thị của nội dung dựa trên nguyên tắc phân cấp thị giác (visual hierarchy) để người dùng dễ dàng theo dõi. Hãy làm nổi bật những thông tin quan trọng bằng cách sử dụng tiêu đề lớn, màu sắc hài hòa và nút kêu gọi hành động (Call to Action – CTA) rõ ràng.

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Sắp xếp bố cục hợp lý, sử dụng các khoảng trắng thông minh để tránh gây rối mắt. Font chữ phải dễ đọc, kích thước chữ phù hợp để người dùng không gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin.

483958412_122218186166212145_5279394703530592143_n.jpg

Dự án thiết kế website thương hiệu Tùng Bò Restaurant do Bee Art đảm nhiệm

Tạo sự đồng bộ trong thiết kế: Chọn một bảng màu chủ đạo và đảm bảo sự nhất quán trong toàn bộ giao diện giúp website trông chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, ưu tiên tốc độ tải trang nhanh để giữ chân khách hàng, tránh tình trạng thoát trang do trải nghiệm kém.

Một giao diện đẹp không phải là giao diện chứa quá nhiều yếu tố cầu kỳ, mà quan trọng hơn là phải có bố cục hợp lý, dễ sử dụng và giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy nội dung họ cần. Hãy đơn giản hóa thiết kế, tập trung vào sự rõ ràng, mạch lạc, và sử dụng các yếu tố như tiêu đề lớn, khoảng trắng hợp lý để giúp website trở nên chuyên nghiệp hơn. 

Tối ưu kém cho thiết bị di động 

Trong thời đại số, phần lớn người dùng truy cập internet thông qua điện thoại di động, biến thiết bị này trở thành kênh quan trọng để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên nếu một website không được tối ưu hóa cho thiết bị di động, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 

Trước hết một trang web không được tối ưu hóa sẽ gây khó khăn trong quá trình trải nghiệm trên thiết bị nhỏ. Nội dung hiển thị có thể không phù hợp với màn hình điện thoại, dẫn đến chữ quá nhỏ, bố cục lộn xộn hoặc các nút bấm khó thao tác. Những bất tiện này khiến người dùng dễ mất kiên nhẫn và nhanh chóng rời khỏi website, làm tăng tỷ lệ thoát trang. Hệ quả tiếp theo là sự sụt giảm nghiêm trọng về tương tác và chuyển đổi. Nếu khách hàng không thể dễ dàng thao tác trên giao diện di động, họ sẽ không muốn tiếp tục tìm hiểu sản phẩm hay dịch vụ. 

Làm thế nào để tối ưu hóa giao diện di động hiệu quả?

Để đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà trên mọi thiết bị, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược tối ưu phù hợp. Trước hết sử dụng thiết kế giao diện phản hồi linh hoạt (Responsive Design), cho phép website tự động điều chỉnh kích thước và bố cục sao cho phù hợp với mọi thiết bị từ điện thoại, máy tính bảng đền máy tính truyền thống. Một giao diện linh hoạt giúp hiển thị nội dung một cách tối ưu, tránh tình trạng văn bản quá nhỏ hay bố cục rối mắt. 


482136987_122217488774212145_1507602177693815377_n.jpg

Ở tất cả dự án Bee Art luôn đảm bảo giao diện website sẽ tối ưu hoàn hảo cho thiết bị di động

Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra và tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Google Mobile-Friendly Test để đánh giá mức độ thân thiện của website di động, từ đó điều chỉnh kịp thời. Việc tối ưu hóa hình ảnh bằng cách sử dụng định dạng WebP hoặc bật nén dữ liệu giúp giảm thời gian tải trang, giữ chân người dùng hiệu quả hơn. Ngoài ra cần đảm bảo các yếu tố giao diện như nút bấm, menu và biểu mẫu được thiết kế tối ưu, tránh quá nhỏ hoặc quá gần nhau gây khó khăn khi thao tác trên màn hình cảm ứng. 

Tóm lại tối ưu hóa trải nghiệm trên thiết bị di động không chỉ giúp giữ chân người dùng mà còn tác động lớn đến hiệu suất tìm kiếm và uy tín thương hiệu. Trong bối cảnh số hóa ngày càng phát triển, việc đảm bảo website thân thiện với di động chính là bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, cải thiện chuyển đổi và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Tốc độ tải trang chậm 

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trải nghiệm người dùng và hiệu suất tổng thể của website. Trong thời đại mà mọi thứ đều diễn ra nhanh chóng, không ai muốn mất thời gian chờ đợi một trang web tải chậm. Nếu mất hơn vài giây để hiển thị, website của bạn có thể đánh mất lượng lớn khách hàng tiềm năng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và khả năng cạnh tranh. 

Khi tốc độ tải trang quá chậm, trải nghiệm người dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu thì hầu hết người dùng sẽ rời bỏ một trang web nếu phải chờ đợi hơn 3 giây, bởi việc chờ đợi quá lâu gây cảm giác khó chịu, làm mất đi sự kiên nhẫn của khách hàng và khiến họ dễ dàng chuyển sang website của đối thủ. Không chỉ dừng lại ở việc làm giảm trải nghiệm, tốc độ tải trang kém còn ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. Ngoài ra tốc độ tải trang cũng là một yếu tố quan trọng trong xếp hạng SEO do Google ưu tiên các trang web có tốc độ tải nhanh hơn khi xếp hạng kết quả tìm kiếm. Nếu website của bạn chậm, không chỉ trải nghiệm người dùng bị ảnh hưởng mà còn làm giảm khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, kéo theo sự sụt giảm lưu lượng truy cập. 

Vậy làm thế nào để cải thiện tốc độ tải trang? Trước hết cần tối ưu hóa dung lượng hình ảnh, vì hình ảnh có dung lượng lớn là một trong những nguyên nhân chính khiến website tải chậm. Sử dụng các công cụ nén hình ảnh như TinyPNG, ImageOptim hoặc ShortPixel giúp giảm dung lượng file mà vẫn giữ nguyên chất lượng hiển thị. 

Đồng thời việc chọn đúng định dạng ảnh cũng rất quan trọng: JPEG phù hợp với ảnh có nhiều màu sắc, PNG dành cho hình ảnh cần nền trong suốt, còn WebP là lựa chọn tối ưu để tăng hiệu suất tải trang. 

Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ hỗ trợ tăng tốc website cũng là một giải pháp hiệu quả. Việc bật nén dữ liệu bằng các công cụ như Gzip hoặc Brotli giúp giảm kích thước file CSS, Javascript và HTML, giúp trang tải nhanh hơn. Ngoài ra kích hoạt bộ nhớ đệm cho phép lưu trữ tạm thời dữ liệu website, giúp cải thiện tốc độ tải khi người dùng truy cập lại. Cuối cùng đảm bảo rằng website được lưu trữ trên một máy chủ có tốc độ xử lý cao, băng thông đủ lớn và khả năng mở rộng linh hoạt sẽ giúp website vận hành trơn tru. 

Thiếu nội dung chất lượng 

Một website có thiết kế đẹp nhưng thiếu nội dung chất lượng giống như một cửa hàng bắt mắt nhưng trống rỗng, không có sản phẩm đáng để khách hàng dừng chân. Khi truy cập vào một trang web với nội dung sơ sài, hời hợt hoặc không có tính chuyên sâu, người dùng sẽ nhanh chóng mất hứng thú và rời đi ngay lập tức, khiến tỷ lệ thoát trang (bounce rate) tăng cao. Không chỉ vậy nội dung còn là yếu tố quan trọng thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của thương hiệu. Nếu thông tin trên website quá ít, lỗi thời hoặc không có giá trị thực tiễn thì khách hàng sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng và có xu hướng tìm đến những đối thủ có nội dung hấp dẫn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với SEO bởi Google luôn ưu tiên hiển thị các trang web có nội dung mới mẻ, giàu giá trị cho người dùng. Nếu website của doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chí này thì khả năng xuất hiện trên trang đầu tìm kiếm sẽ giảm đi đáng kể, làm mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng từ kênh tìm kiếm tự nhiên. 

480111468_122213093702212145_5370431450883005235_n.jpg

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng nội dung chất lượng, có giá trị thực tế, phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Không chỉ đơn thuần là quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ mà nội dung còn phải mang tính hướng dẫn, chia sẻ kiến thức chuyên sâu hoặc giải quyết các vấn đề mà khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa hình thức thể hiện như bài viết blog, video hay case study thực tế sẽ giúp nội dung website trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. 

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần có chiến lược cập nhật nội dung thường xuyên bằng cách xây dựng kế hoạch bài viết theo tuần hoặc tháng, theo dõi xu hướng ngành để bổ sung thông tin kịp thời, đồng thời tối ưu lại những nội dung cũ nhằm duy trì giá trị lâu dài và cải thiện hiệu quả SEO. Khi đầu tư bài bản vào nội dung thì website không chỉ trở thành một nguồn tài nguyên đáng tin cậy cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu vững chắc, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.  

Không tối ưu SEO

SEO (Search Engine Optimization) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp website xuất hiện trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Nếu không được tối ưu SEO website sẽ trở nên “vô hình” trên không gian mạng và tất nhiên sẽ không tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Khi một trang web không nằm trong top kết quả tìm kiếm thì tỷ lệ để khách hàng tìm thấy trang web của bạn là rất thấp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi một lượng lớn traffic tự nhiên. Điều này buộc doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều hơn vào quảng cáo trả phí để thu hút khách hàng, làm tăng chi phí marketing mà không mang lại hiệu quả bền vững. Một website không tối ưu SEO cũng dễ bị Google đánh giá thấp khiến khả năng hiển thị bị hạn chế, giảm đi lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Để khắc phục thì doanh nghiệp cần tập trung tối ưu các yếu tố quan trọng như từ khóa, nội dung, backlink và tốc độ tải trang. Việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp website xuất hiện trước đúng đối tượng khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin liên quan. Nội dung chất lượng, được cập nhật thường xuyên không chỉ thu hút người đọc mà còn giúp Google đánh giá cao và ưu tiên hiển thị. Bên cạnh đó backlink từ những trang web uy tín cũng giúp tăng độ tin cậy, cải thiện thứ hạng tìm kiếm.

Ngoài ra việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất và tối ưu trang web một cách khoa học. Khi SEO được triển khai bài bản doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên, giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo trả phí, tăng trường bền vững và khẳng định thương hiệu trên thị trường. 

Qua bài phân tích này chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của một website khi nó không chỉ là bộ mặt trực tuyến của doanh nghiệp mà còn là công cụ quan trọng giúp thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên nếu mắc phải những lỗi thiết kế như thiếu nội dung chất lượng hay không tới ưu SEO thì website sẽ trở nên kém hấp dẫn, khó tiếp cận với người dùng và không mang lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi. Để tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng nội dung hữu ích, cập nhật thường xuyên và áp dụng các chiến lược SEO hiệu quả. Tránh những sai lầm phổ biến ngay từ đầu sẽ giúp website hoạt động mượt mà, thu hút lượng truy cập lớn và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị thiết kế chất lượng cao, liên hệ với Bee Art ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!

>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế bao bì sản phẩm

>>> Xem thêm: 9 ý tưởng thiết kế bao bì nước hoa tinh tế, sang trọng, đẳng cấp

>>> Xem thêm: 8 ý tưởng thiết kế bao bì không bao giờ lỗi thời

>>> Xem thêm: 10 quy tắc thiết kế bao bì thu hút người tiêu dùng

Liên hệ với Bee Art ngay hôm nay để được tư vấn thiết kế bao bì sản phẩm ấn tượng và thu hút!


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline/ Zalo: 077 34567 18

Email: info@beeart.vn

Website: www.beeart.vn

Add 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Add 2: 66 đường 40, Tân Quy Đông, Tân Phong, Quận 7, TP.HCM