Blog

5 lỗi cơ bản doanh nghiệp thường gặp khi tự nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

15/02/2024

Đăng ký bảo hộ thương hiệu không còn là xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khi tự nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thường hay mắc phải các lỗi cơ bản, dẫn tới việc không thể đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công. Thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu cần phải trải qua quá trình nộp đơn và thẩm định rất chặt chẽ. Để giúp tổ chức, cá nhân tránh sai sót khi thực hiện thủ tục này, Bee Art sẽ chỉ ra một số lỗi cơ bản thường gặp dưới đây.


Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. 

Bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử dụng thương hiệu hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu có quyền đề nghị cơ quan chức năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng ký, đồng thời bên vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị trách nhiệm hình sự với hành vi xâm phạm.

đăng ký bảo hộ thương hiệu 1.jpg

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp cần làm để xây dựng thương hiệu lớn mạnh

Thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu cần phải trải qua quá trình nộp đơn và thẩm định rất chặt chẽ. Để giúp tổ chức, cá nhân tránh sai sót khi thực hiện thủ tục này, Bee Art sẽ chỉ ra một số lỗi cơ bản thường gặp dưới đây

1. Đặt tên thương hiệu không phù hợp để đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tên thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp được khách hàng nhận diện và ghi nhớ. Tên thương hiệu cần phải có ý nghĩa, đơn giản, dễ đọc và dễ nhớ nhưng đồng thời cũng phải độc đáo và không gây trùng lặp với các thương hiệu đã được đăng ký trước đó.

Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu có thể được thể hiện dưới dạng từ ngữ, chữ cái. Việc đặt tên cho thương hiệu là rất quan trọng nhưng lại dễ mắc những sai lầm. Dươi đây là những trường hợp tên thương hiệu không được chấp nhận để đăng ký bảo hộ thương hiệu, cụ thể:

  • Tên thương hiệu trùng với tên, bút danh của danh nhân, người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Ví dụ: Nhãn hiệu có chứa tên các danh nhân, anh hùng dân tộc như: Lý Quốc Sư, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp...

  • Tên thương hiệu là các ký tự, hình thù đơn giản. Ví dụ: ABC, 12h

  • Tên thương hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới Lưu ý: Đây là những nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký. Ví dụ: Nike, Coca Cola

  • Tên thương hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Nhãn hiệu có chứa từ ngữ là các khu vực như: China, Japan, New York, Paris... nhưng sản phẩm lại không được xuất xứ từ các khu vực đó

  • Tên thương hiệu trùng với tên địa danh, các chỉ dẫn địa lý như: Cam Vinh, Chè Thái Nguyên...

  • Nhãn hiệu mô tả tính chất, đặc tính của sản phẩm. Ví dụ: ngon, đẹp, thú vị....

>>> Xem thêm: Dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại Bee Art

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu trong xây dựng thương hiệu

2. Không tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ để tránh tình trạng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác. 

Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:

  • Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu

  • Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu đã không kiểm tra nhãn hiệu đã được đăng ký bởi đơn vị nào khác hay chưa nên có nguy cơ cao bị từ chối và có thể bị yêu cầu ngừng sử dụng hoặc bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm. 

đăng ký bảo hộ thương hiệu 2.jpg

Để tránh trường hợp này xảy ra, trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp cần tiến hành tra cứu để chắc chắn tỉ lệ đăng ký thành công trước khi nộp đơn. Tránh tình trạng mất thời gian và chi phí để nộp đơn nhưng vẫn không đăng ký bảo hộ thành công. 

Với các khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Bee Art, Bee Art hỗ trợ khách hàng tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu để đảm bảo đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công.

3. Không tiến hành đăng ký hưởng quyền ưu tiên

Quyền ưu tiên khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được hiểu là quyền của đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự thì đơn đó có quyền ưu tiên để cấp văn bằng bảo hộ. 

Căn cứ Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

  • Người nộp đơn phải là những trường hợp sau:

    + Là công dân Việt Nam;

    + Là công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;

    + Là công dân nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước khác. Lưu ý: Nước khác ở đây là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.

  • Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

  • Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Chuẩn bị thiếu tài liệu, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường khi mang nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ, chuyên viên nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát tất cả các giấy tờ. Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc thiếu sót, chuyên viên ngay lập tức sẽ trả lại hồ sơ để yêu cầu người nộp bổ sung. 

Để tránh trường hợp bị trả hồ sơ ngay khi nộp và tốn kém thời gian sửa đổi, bổ sung, người nộp đơn nên kiểm tra kỹ nội dung và số lượng tài liệu có trong hồ sơ. Bên cạnh đó, người nộp đơn cần phải chuẩn bị đủ các khoản chi phí để nộp sau khi đã được chuyên viên chấp nhận hồ sơ. Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm rất nhiều các khoản phí nhỏ. Vì vậy, người nộp đơn cần tính toán để mang đủ số tiền nộp kèm.

Là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực sơ hữu trí tuệ, Bee Art hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu. Khách hàng có thể yên tâm giao phó thương hiệu cho Bee Art hoàn thành các vấn đề về pháp lý. 

5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu sau khi đã đưa sản phẩm ra thị trường

Thông thường, trước khi tung sản phẩm ra thị trường, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ chú trọng tới các khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh, chạy quảng cáo,… Sau khi sản phẩm đã được nhiều người biết đến và đón nhận, đã có chỗ đứng trên thị trường thể hiện qua việc tên thương hiệu, logo của doanh nghiệp đã được nhiều người tiêu dùng biết đến thì lúc đó mới tiến hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 

Tuy nhiên, trên thực tế việc thương hiệu của doanh nghiệp đã có người đăng ký trước là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lại. 

Thậm chí, chính doanh nghiệp sẽ bị hiểu nhầm là người đi “sao chép”, “lấy cắp” nhãn hiệu của người khác và sẽ bị coi là vi phạm bản quyền Sở hữu trí tuệ nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục dùng thương hiệu, logo đó cho sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Như vậy, có thể thấy hậu quả để lại làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Để khắc phục, có không ít doanh nghiệp phải tiến hành mua lại thương hiệu của người đã đăng ký trước với số tiền rất lớn, hoặc nếu đối phương không muốn bán nhưng lại muốn doanh nghiệp thuê thương hiệu, thì mỗi tháng, mỗi năm doanh nghiệp phải trích từ doanh thu để tiến hành nộp tiền thuê thương hiệu đó.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay hôm nay tại Bee Art

Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình phát triển thương hiệu, Bee Art không chỉ có các dịch vụ thiết kế logo, thiết kể nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ thương hiệu. Bee Art đã giúp nhiều khách hàng đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu/nhãn hiệu với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm. 

đăng ký bảo hộ thương hiệu 4.jpg

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay hôm nay!

Nếu bạn đang có ý định xây dựng thương hiệu, liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn dịch vụ trọn gói từ thiết kế tới đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Bee Art nhé!


>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu logo: Bước cần thiết để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh


✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh