Blog

5 đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp 2024

10/07/2024

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là bước quan trọng nhất, đầu tiên định hướng toàn bộ quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy cùng Bee Art tìm hiểu 5 đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp 2024 nhé!

nhan dien thuong hieu 1.jpg

5 đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp 2024

Thiết kế nhận diện thương hiệu nổi bật đặc biệt quan trọng đối với hành trình xây dựng thương hiệu lớn mạnh. Nhận diện thương hiệu không chỉ là bộ mặt của doanh nghiệp mà còn là công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp tạo dựng và củng cố vị trí của mình trên thị trường.

Trong một cuộc khảo sát với 720 giám đốc điều hành, những công ty được coi là có nhận diện thương hiệu mạnh vận hành vượt trội hơn những công ty khác đến 25%. Điều này thành công phụ thuộc vào sự hiểu biết và tận dụng những lợi thế khác biệt của bản sắc doanh nghiệp để xây dựng  bản sắc rõ ràng, dẫn đến khả năng vượt trội so với các đối thủ trên thị trường.

Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ đơn giản là một tập hợp các yếu tố thiết kế như logo, màu sắc và kiểu chữ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phản ánh hình ảnh của một doanh nghiệp trên thị trường.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu hay Brand Identity là tập hợp các yếu tố hình ảnh và thiết kế đặc trưng, được sử dụng để đại diện và phân biệt một thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu giúp tạo ra một hình ảnh thống nhất, chuyên nghiệp và dễ nhận biết đối với khách hàng. Các thành phần chính của bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:

  • Logo: Biểu tượng chính đại diện cho thương hiệu. Logo thường là hình ảnh hoặc văn bản đặc biệt giúp nhận diện ngay lập tức thương hiệu.

  • Màu sắc thương hiệu: Màu sắc chủ đạo và các màu phụ hỗ trợ, được chọn để phản ánh đúng tính cách và thông điệp của thương hiệu.

  • Kiểu chữ (Typography): Các phông chữ được sử dụng trong tất cả các tài liệu và truyền thông của thương hiệu để đảm bảo tính nhất quán.

  • Hình ảnh và đồ họa: Các hình ảnh, biểu tượng, và phong cách đồ họa được sử dụng để truyền tải thông điệp và giá trị của thương hiệu.

  • Phong cách thiết kế (Design Style): Hướng dẫn về cách sử dụng các yếu tố thiết kế, bao gồm khoảng cách, lề, bố cục, và cấu trúc tổng thể của các tài liệu.

  • Slogan/Tagline: Câu khẩu hiệu hoặc thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu.

  • Tài liệu văn phòng (Stationery): Bao gồm danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì, và các tài liệu văn phòng khác. Ngoài ra, các công cụ truyền thông tiếp thị khác có sử dụng các dấu hiệu nhận diện đều sẽ được xem như một phần của nhận diện thương hiệu, ví dụ như website, gian hàng POS, vv

  • Các yếu tố truyền thông (Brand Communication Elements): Cách thương hiệu giao tiếp qua các kênh truyền thông, bao gồm cách viết, giọng điệu, và phong cách ngôn ngữ.

Việc xây dựng và duy trì một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng cường sự nhận biết thương hiệu mà còn xây dựng niềm tin và tạo sự kết nối sâu sắc hơn với khách hàng.

Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp đã trở thành yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp tạo dựng và duy trì vị thế của mình trên thị trường. Việc sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

nhan dien thuong hieu 2.jpg

Bộ nhận diện thương hiệu logistic WorldGroup do Bee Art thực hiện

Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp giúp tạo ra ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ và tích cực với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, ấn tượng ban đầu có thể quyết định sự thành công của một mối quan hệ kinh doanh. Một thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp, bao gồm logo, màu sắc, và kiểu chữ thống nhất, giúp doanh nghiệp trông chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn ngay từ lần gặp đầu tiên.

Bên cạnh đó, bộ nhận diện thương hiệu giúp tăng cường sự nhận diện thương hiệu. Khi các yếu tố hình ảnh của thương hiệu được thiết kế đồng nhất và dễ nhớ, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu của bạn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng bão hòa, nơi mà sự khác biệt có thể là yếu tố quyết định. Khi khách hàng thấy một thương hiệu được thiết kế bài bản và chuyên nghiệp, họ có xu hướng tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đó. Sự tin tưởng này không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn xây dựng lòng trung thành lâu dài từ khách hàng.

Khi tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng đều mang cùng một thông điệp và phong cách, từ logo, tài liệu quảng cáo đến website và mạng xã hội, doanh nghiệp tạo ra một trải nghiệm khách hàng đồng nhất và dễ nhận biết. Sự nhất quán này giúp củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng, đồng thời tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín. 

Đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là xây nền móng để phát triển thương hiệu. Nền móng vững chãi thì thương hiệu có cơ hội và khả năng để trở nên lớn mạnh. 5 đặc điểm của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sau đây không chỉ cho bạn thấy một hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ như thế nào mà còn chỉ ra những tiêu chí để đánh giá một bộ nhận diện thương hiệu thành công hay không.

1. Bộ nhận diện thương hiệu đáp ứng được tiêu chuẩn ngành

Mỗi doanh nghiệp đều thuộc một nhóm ngành nhất định. Tại sao người ta xác định được nó thuộc nhóm ngành nào? Chính là do đặc trưng của doanh nghiệp đó hợp nhất với đặc trưng của ngành. Một thương hiệu thời trang không thể gợi ra cảm giác thèm ăn như đặc trưng của các thương hiệu đồ ăn nhanh được. Do vậy, đây chính là nhiệm vụ của hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp – phải làm toát lên được đặc trưng riêng của ngành.

nhan dien thuong hieu 3.jpg

Bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm HAELYN do Bee Art thực hiện

Ví dụ doanh nghiệp, tổ chức trong ngành Dược phẩm Y tế, qua bộ nhận diện thương hiệu, cần thể hiện được sự an toàn, lương y, chắc chắn, trách nhiệm tuyệt đối. Trong khi đó, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngành Thời trang – Mỹ phẩm lại phải nhấn mạnh đến phong cách, vẻ đẹp, sáng tạo, sự sang trọng và cuốn hút.

Những tiêu chuẩn ngành này là thứ đầu tiên đánh vào cảm nhận của khách hàng, quyết định họ có tiếp tục tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn hay không. Chắc chắn một tổ chức Y tế mà thể hiện phong cách của một đơn vị kinh doanh ngành Thời trang sẽ đi đến một thất bại tất yếu.

2. Bộ nhận diện thương hiệu nhất quán

Hệ thống nhận diện có rất nhiều bộ ứng dụng. Nhưng chúng đều phục vụ cho mục tiêu chung là truyền tải một hình ảnh duy nhất của thương hiệu đến khách hàng. Do vậy, tất cả các ứng dụng này chỉ được diễn tả một chủ đề. Như tại Tech Ops Asia – một doanh nghiệp công nghệ với bộ nhận diện văn phòng đồng bộ với chủ đề của logo, tinh thần chung của công ty.

nhan dien thuong hieu 4.jpg

Bộ nhận diện thương hiệu công nghệ Tech Ops Asia do Bee Art thực hiện

Sự nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu sẽ chứng minh sự uy tín, giữ lời, chuyên nghiệp trong cung cách hoạt động, phục vụ của doanh nghiệp. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tuy cần sự sáng tạo nhưng cũng cần phải theo quy chuẩn, thống nhất giữa các thành phần, yếu tố để đạt được mục tiêu lớn của tổ chức kinh doanh.

3. Bộ nhận diện thương hiệu thể hiện được giá trị cốt lõi, cam kết của doanh nghiệp

Sau khi đã thể hiện được đặc trưng của ngành, thống nhất chủ đề xuyên suốt các ứng dụng, bộ nhận diện thương hiệu cần làm toát lên giá trị cốt lõi, lời cam kết của doanh nghiệp.  Cam kết của doanh nghiệp cần dựa trên giá trị cốt lõi. Cam kết những gì mình làm tốt nhất và làm tốt nhất những gì mình cam kết. Lời cam kết, giá trị này thường được thể hiện rõ nhất qua câu slogan. Thứ mà khách hàng nhớ nhất về bạn vẫn chỉ là tên và slogan.

Ví dụ như Trung Nguyên – “Khơi nguồn sáng tạo” là cam kết, giá trị doanh nghiệp này mang đến cho khách hàng. Apple – “Think different” luôn cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ theo những hướng khác biệt.

4. Độc đáo và khác biệt

Đứng giữa muôn vàn đối thủ với sản phẩm gần như là giống nhau về thành phần cũng như tính năng, doanh nghiệp phải xác định rõ sự khác biệt, độc đáo của chính mình và khai thác nó. Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và thành công cần thể hiện được sự khác biệt đó một cách tinh tế.

nhan dien thuong hieu 5.jpg

Bộ nhận diện thương hiệu xây dựng Trọng Đại do Bee Art thực hiện

Ví dụ tiêu biểu như Chinsu Food của Massan Group, trong khi đối thủ đang luẩn quẩn trong lối đi mòn như “ngon tự nhiên”, “thơm lừng”…, Chinsu chọn hướng đi riêng, đánh vào tâm lí sợ thực phẩm độc hại của khách hàng. “Nước tương không có 3-MCPD” của Tam Thái tử, Omachi làm từ khoai tây “không lo bị nóng” đã tạo nên thành công lớn cho thương hiệu này. Thương hiệu Chinsu nổi bật giữa hàng trăm nhãn hiệu chứng minh cho sức mạnh đáng kinh ngạc của sự khác biệt trong xây dựng nhận diện thương hiệu.

5. Hiển thị tốt trên các kênh khác nhau

Hệ thống nhận diện thương hiệu có hiệu quả khi đến được số lượng lớn khách hàng mục tiêu và những khách hàng mới. Sự liên kết của thương hiệu đến nhu cầu, cảm xúc, thói quen của khách hàng càng lớn chứng tỏ sức mạnh của thương hiệu càng lớn. Để làm được điều đó, bộ nhận diện thương hiệu cần tác động tâm trí khách hàng với tần suất lớn và dày theo cách tự nhiên nhất. Sự gắn kết giữa thương hiệu đến khách hàng cần được duy trì thường xuyên và liên tục qua nhiều kênh khác nhau: Từ website, blog, youtube, bảng biển quảng cáo, TVC… Do đó thiết kế nhận diện thương hiệu cần đáp ứng được yêu cầu thi công và hiển thị tốt trên các kênh khác nhau.

nhan dien thuong hieu 6.jpg

Bộ nhận diện thương hiệu cafe Reply 1973 do Bee Art thực hiện

Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và thành công khi đạt được cả 5 đặc điểm cũng như tiêu chí trên. Thứ nhất, phải thể hiện được mình thuộc ngành nào. Thứ hai, tổng hòa, thống nhất các yếu tố tạo nên bộ nhận diện. Tiếp đến thứ 3 là song song dung hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại đó, sự khác biệt là yếu tố quan trọng tiếp theo tạo nên sự thành công của bộ nhận diện. Cuối cùng là nó có đến được và được chấp nhận diện rộng hay không.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho tham vọng lớn của doanh nghiệp. Đó là một chiến lược đòi hỏi nhiều nỗ lực, trình độ chuyên môn và tầm nhìn vững chắc