18 Thay đổi Thiết kế Hàng đầu năm 2018
Đã đến lúc đánh giá lại các logo năm vừa qua!
Sau khi nghiên cứu về các công ty đã “thay áo mới” vào năm 2018, chúng tôi đã soạn ra một danh sách bao gồm cả hai kiểu thay đổi logo đầy ấn tượng – một kiểu là sự thay đổi lớn về cả màu sắc, phông chữ, biểu tượng và tên – kiểu thứ hai lại nghiêng về những chỉnh sửa tinh tế và khó nhận biết hơn.
Nửa đầu của danh sách là về các thay đổi lớn còn nửa sau bao gồm các logo đã chuyển mình theo hướng hiện đại với phông chữ dễ đọc và phong cách thiết kế phẳng.
Đổi mới thương hiệu mang nhiều ý nghĩa hơn là chỉ thay thiết kế logo. Giai đoạn này thường bao gồm cả hệ thống thiết kế mới, tuyên bố về sứ mệnh của thương hiệu mới, cập nhật sản phẩm và hơn thế nữa.
Nhưng chúng ta sẽ chỉ tập trung vào logo vì logo là bộ mặt của mỗi lần thay đổi thương hiệu.
Hãy cùng bắt đầu và tìm hiểu 16 mẫu đổi mới logo của năm 2018!
Mailchimp
Một trong những phi vụ thay áo thương hiệu nổi tiếng nhất trong năm vừa qua đến từ nền tảng marketing Mailchimp. Logo mới đã cho linh vật của công ty, Freddie, một vị trí cố định trên thiết kế và đổi kiểu chữ viết tay sang kiểu chữ khối, mang phong cách hoạt hình. Tất cả các chữ đều được viết thường (hãy chú ý chữ "C" không còn được viết hoa nữa). Thương hiệu cũng áp dụng một màu sắc mới vô cùng tươi tắn: Màu vàng Cavendish.
Century 21
Là một trong các công ty bất động sản nổi tiếng nhất thế giới, Century 21 đã dành rất nhiều công sức vào việc hiện đại hoá logo hàng chục năm tuổi của họ. Công ty đã loại bỏ thiết kế văn bản xếp chồng để chuyển sang dùng phông chữ sans-serif gọn gàng với màu vàng chìm trong nền đen. Họ cũng cho ra mắt logo C21 phiên bản monogram, có công dụng như biểu tượng hoặc hoa văn trang trí trên biển hiệu, danh thiếp và các ấn phẩm quảng cáo.
Animal Planet
Lại một thiết kế thay đổi toàn điện trong năm 2018 đến từ Animal Planet. Logo mới của kênh truyền hình này là sự phát triển của văn bản các ký tự nghịch ngợm đầy lộn xộn trước đó. Logo mới có biểu tượng con voi màu xanh và chữ in thường màu đen – có thể sử dụng linh hoạt trên mọi nền tảng và dễ dàng chỉnh sửa kích thước.
Burberry
Thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng đã lần đầu tiên thay đổi logo sau 20 năm. Logo mới này là do nhà thiết kế Peter Saville sáng tạo, cũng là người đã thiết kế lại logo cho Calvin Klein vào năm 2017. Phông chữ mang phong cách hiện đại được in đậm nét đã thay thế cho phông chữ serif truyền thống; Saville biến phần logo London, England thành phông chữ sans-serif và bỏ dấu phẩy.
WW
Sự đổi mới diện mạo của thương hiệu WeightWatchers đã thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông khi thay tên thành WW, đánh dấu bước chuyển mình từ từ một công ty chuyên về giảm cân sang công ty chăm sóc sức khỏe. Công ty thiết kế nổi tiếng Pentagram đã thiết kế logo monogram mới: hai chữ W viết hoa màu trắng được đặt trên một vòng tròn màu xanh đậm, phù hợp để hiển thị trên mọi kênh mạng xã hội và hình ảnh.
Dunkin’
Dunkin’ — tên cũ là Dunkin’ Donuts — là một công ty khác cũng đã rút gọn tên thương hiệu trong năm nay. Logo mới vẫn giữ nguyên sắc màu tươi tắn mà họ đã sở hữu từ năm 1973, nhưng loại bỏ biểu tượng cốc cà phê và chuyển dấu phẩy sang màu hồng sáng. Theo như họ thông báo, công ty đã thử nghiệm logo mới tại nhiều địa điểm trước khi hoàn thành mẫu thiết kế này.
ClassPass
Công ty thể hình ClassPass đã lần đầu cập nhật logo của họ kể từ khi ra mắt vào năm 2013. Thiết kế mới này bao gồm một phông chữ sans-serif tròn mới (có tên là Circuit Bold), một biểu tượng và có tông màu xanh sáng. Biểu tượng monogram mang lại hiệu ứng rất tinh tế, minh họa cho sự chuyển động, tăng thêm cá tính cho thương hiệu và ứng dụng của họ.
Uber
Ứng dụng di chuyển từng gây ra nhiều tranh cãi này đã tân trang lại logo của mình với sự giúp đỡ của công ty thiết kế Wolff Olins. Logo mới của họ là một case study về tính đơn giản trong thiết kế với phông chữ sans-serif mang lại vẻ thanh lịch và tự tin trên nền trắng đen. Thay vì chọn kiểu chữ lồng monogram hoặc biểu tượng cho app icon, họ đã mang bản logo đầy đủ lên màn hình điện thoại. Logo dễ đọc là dễ thắng!
Rolling Stone
Mẫu logo của cuốn tạp chí lâu đời này đã được cập nhật một cách đầy tinh tế. Họ loại bỏ phần bóng và viền trắng để có được mẫu logo gọn gàng và phù hợp với các nền tảng kỹ thuật số hơn. Nhà thiết kế logo gốc, Jim Parkinson đã tiếp tục làm việc trên mẫu thiết kế lại này, chỉnh sửa phông chữ và tạo ra kiểu chữ lồng “RS” mới, hoạt động linh hoạt trên các kênh mạng xã hội và trang web.
Rotten Tomatoes
Rotten Tomatoes đã cập nhật mẫu logo gần 20 năm tuổi của họ với một thiết kế phẳng với màu sắc mới, chỉnh sửa lại vị trí của biểu tượng quả cà chua bị rơi cổ điển. Sử dụng màu đỏ cà chua trong logo mới giúp mang lại cảm giác ấn tượng hơn. Ngoài ra, thiết kế đơn giản và logo chữ lồng “RT” đi kèm cũng rất dễ đọc trên mọi nền tảng trực tuyến.
Pepto Bismol
Tiếp tục dẫn bước phong trào bỏ phần đổ bóng, Pepto Bismol đã phẳng hóa logo của họ, loại bỏ ô tròn bên ngoài và chuyển sang phông chữ sans-serif tròn với chữ “e” nằm nghiêng. Công ty cũng đã bỏ màu đỏ để mang lại một bảng màu đơn giản hơn, cũng như xóa dấu gạch ra khỏi tên để có được thiết kế gọn gàng nhất.
Kijiji
Dịch vụ quảng cáo phân loại trực tuyến tại Toronto đã cho ra mắt mẫu logo được đơn giản hóa vào tháng Mười năm ngoái, trùng với đợt thay đổi diện mạo cả website và ứng dụng của họ. Họ đã đổi sang phông chữ sans-serif nhưng vẫn giữ nguyên phần chóp nghiêng của các chữ I và J. Các chấm tròn từ viền màu nay đã được tô màu, mang lại một thiết kế chỉn chu (nhưng vẫn không kém phần vui nhộn!) hơn.
Houzz
Nền tảng nâng cấp và thiết kế nhà ở trực tuyến đã tạo ra một phiên bản logo gọn gàng hơn với phông chữ ngắn, táo bạo và biểu tượng ngôi nhà được cách điệu từ chữ “H” mang màu xanh lá cây tươi sáng hơn. Logo mới có hai phiên bản để sử dụng trong các mục đích khác nhau: một phiên bản với biểu tượng ngôi nhà xếp chồng lên trên chữ và phiên bản thứ hai là biểu tượng được đặt bên cạnh chữ.
Cái tên tiếp theo trong danh sách “thay đổi tinh tế” chính là nền tảng tổng hợp tin tức trực tuyến Flipboard. Họ đã cập nhật logo mới vào tháng Bốn năm ngoái, cho ra mắt mẫu thiết kế với phông chữ hoàn toàn viết hoa, biểu tượng đồng màu và tông đỏ sáng hơn. Biểu tượng chữ “F” mới – tượng trưng cho cửa sổ, giờ đã có phiên bản trong suốt để được đặt trên các hình ảnh, tượng trưng cho sự minh bạch và tầm nhìn bao quát.
GoDaddy
Không giống như Mailchimp thêm linh vật vào logo của họ, GoDaddy đi theo hướng ngược lại và xóa biểu tượng “anh chàng” hoạt hình của họ - một bước đi táo bạo bởi đây được coi là dấu hiệu nhận biệt mạnh mẽ của công ty họ. Logo giữ nguyên phông chữ đã ra mắt trong mẫu thiết kế lại năm 2016 của họ, với màu sắc được thay đổi từ đen sang xanh.
Dupont
Dupont chính là một ví dụ điển hình của dòng logo cổ điển, lâu đời – chưa một lần thay đổi kể từ khi công ty được thành lập vào năm 1907! Mẫu thiết kế lại đầy phong cách đã đưa chữ “Du” và “pont” sát lại gần nhau, xóa bỏ phần ô tròn bên ngoài và sử dụng phông chữ dày hơn, đậm hơn, giúp người dùng dễ đọc hơn.
Danh sách trên bao gồm các thiết kế logo đã chuyển mình theo hướng đơn giản hơn, đặt tính ứng dụng và linh hoạt lên hàng đầu.
Các xu hướng hàng đầu cần lưu ý:
- Sử dụng hoàn toàn chữ thường hoặc chữ viết hoa (xem ví dụ: Mailchimp, Classpass, Animal Planet, Flipboard)
- Loại bỏ biểu tượng hoặc ký tự (xem ví dụ: GoDaddy, WeightWatchers, Dunkin’)
- Loại bỏ hiệu ứng đổ bóng, 3D và viền (xem ví dụ: Rolling Stone, Rotten Tomatoes, Houzz)
- Sử dụng phông chữ đậm hơn, dễ đọc hơn (xem ví dụ: Century 21, Dupont, Burberry)